Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng đối vối dự án sử dụng vốn ODA được áp dụng theo quy định nào?
Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng đối vối dự án sử dụng vốn ODA được áp dụng theo quy định nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Nghị định 15/2021/NĐ-CP về lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
Lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư lựa chọn hình thức quản lý dự án quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, cụ thể như sau:
a) Người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (sau đây gọi là Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực) trên cơ sở số lượng, tiến độ thực hiện các dự án cùng một chuyên ngành, cùng một hướng tuyến, trong một khu vực hành chính hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ vốn;
b) Trong trường hợp không áp dụng hình thức quản lý dự án theo điểm a khoản này, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án hoặc chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án.
2. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công hoặc vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án được quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.
3. Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ. Trường hợp điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ không có quy định cụ thể thì hình thức tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo quy định của Nghị định này.
4. Đối với dự án PPP, hình thức quản lý dự án được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 phù hợp với yêu cầu quản lý, điều kiện cụ thể của dự án và thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
Như vậy, hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng đối vối dự án sử dụng vốn ODA được áp dụng theo được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ.
Trường hợp điều ước quốc tế về ODA không có quy định cụ thể thì hình thức tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng đối vối dự án sử dụng vốn ODA được áp dụng theo quy định nào? (Hình từ Internet)
Người nào có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhóm A sử dụng vốn ODA?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 114/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 20/2023/NĐ-CP bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 20/2023/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
1. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia và chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 17 của Luật Đầu tư công.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình, dự án đầu tư nhóm A sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi, trừ chương trình, dự án quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau: chương trình, dự án nhóm A; chương trình, dự án kèm theo khung chính sách; chương trình, dự án trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo; chương trình tiếp cận theo ngành; mua sắm các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
...
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ là người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhóm A sử dụng vốn ODA.
Lưu ý: Thủ tướng Chính phủ không có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia và chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA.
Đề xuất dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ODA được lựa chọn dựa trên những tiêu chí nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 13 Nghị định 114/2021/NĐ-CP thì Đề xuất dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ODA được lựa chọn dựa trên những tiêu chí sau:
(1) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
- Chỉ tiêu an toàn nợ công và khả năng trả nợ;
- Định hướng thu hút vốn ODA, vốn vay ưu đãi;
- Chính sách, định hướng ưu tiên cung cấp vốn ODA;
- Vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
(2) Bảo đảm hiệu quả và bền vững về kinh tế - xã hội, môi trường;
(3) Phù hợp với khả năng cân đối vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng;
(4) Không trùng lặp với nội dung chương trình, dự án đã có đề xuất, chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?