Hình thức phục vụ của tủ sách pháp luật Bộ Quốc phòng được quy định ra sao? Quy chế hoạt động của tủ sách pháp luật Bộ Quốc phòng có các nội dung chủ yếu nào?
Những hình thức phục vụ của tủ sách pháp luật Bộ Quốc phòng được quy định ra sao?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định khai thác tủ sách pháp luật như sau:
Khai thác tủ sách pháp luật
1. Tủ sách pháp luật phục vụ người đọc hàng ngày vào giờ làm việc. Trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định thời gian phục vụ của tủ sách pháp luật để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong cơ quan, đơn vị.
2. Hình thức phục vụ của tủ sách pháp luật gồm:
a) Cung cấp sách, báo, tài liệu để người đọc sử dụng tại chỗ;
b) Cho mượn có thời hạn;
c) Giới thiệu sách, báo, tài liệu cho người đọc;
d) Các hình thức phục vụ khác không trái pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ, quy định của Bộ Quốc phòng.
3. Phương thức khai thác tủ sách pháp luật gồm:
a) Thường xuyên bổ sung, luân chuyển, khai thác triệt để sách, báo, tài liệu có trong tủ sách pháp luật để phục vụ quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu;
b) Phổ biến rộng rãi, kịp thời các loại sách, báo, tài liệu pháp luật bằng hình thức thông tin thư Mục, hướng dẫn tra cứu và các hình thức thông tin tuyên truyền khác; giới thiệu nội dung sách, báo, tài liệu pháp lý mới trên các bản tin, bảng tin, hệ thống truyền thanh nội bộ;
c) Tuyên truyền, vận động quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng đọc và tìm hiểu sách, báo, tài liệu pháp luật;
d) Tổ chức triển lãm, trưng bày, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề giới thiệu sách, báo, tài liệu pháp luật;
đ) Các hình thức khác phù hợp với tình hình cơ quan, đơn vị và không trái pháp luật, quy định của các cấp trong Bộ Quốc phòng, truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Đối chiếu quy định trên, hình thức phục vụ của tủ sách pháp luật trong Bộ Quốc phòng gồm:
- Cung cấp sách, báo, tài liệu để người đọc sử dụng tại chỗ;
- Cho mượn có thời hạn;
- Giới thiệu sách, báo, tài liệu cho người đọc;
- Các hình thức phục vụ khác không trái pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ, quy định của Bộ Quốc phòng.
Những hình thức phục vụ của tủ sách pháp luật Bộ Quốc phòng được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Ai có quyền chỉ đạo tổ chức hoạt động của tủ sách luật Bộ Quốc phòng?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định quản lý tủ sách pháp luật như sau:
Quản lý tủ sách pháp luật
1. Chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị quản lý, chỉ đạo về tổ chức, hoạt động của tủ sách pháp luật cấp mình.
2. Cơ quan chính trị có trách nhiệm xây dựng hoặc chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng quy chế hoạt động của tủ sách pháp luật trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị ký ban hành; niêm yết tại địa Điểm đặt tủ sách pháp luật.
...
Theo đó, Chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị quản lý, chỉ đạo về tổ chức, hoạt động của tủ sách pháp luật cấp mình.
Quy chế hoạt động của tủ sách pháp luật Bộ Quốc phòng có các nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 20 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định quản lý tủ sách pháp luật như sau:
Quản lý tủ sách pháp luật
...
3. Quy chế hoạt động của tủ sách pháp luật gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Nguyên tắc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật;
b) Hình thức phục vụ, thời gian phục vụ;
c) Quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ phụ trách tủ sách pháp luật;
d) Trách nhiệm của người đọc, người mượn;
đ) Điều kiện và thủ tục mượn sách, báo, tài liệu pháp luật;
e) Xử lý đối với các trường hợp làm hư hỏng hoặc làm mất sách, báo, tài liệu pháp luật;
g) Nội dung phù hợp khác.
4. Sách, báo, tài liệu pháp luật phải được đăng ký vào sổ và bảo quản theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng.
Như vậy, quy chế hoạt động của tủ sách pháp luật Bộ Quốc phòng gồm các nội dung chủ yếu như sau:
- Nguyên tắc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật;
- Hình thức phục vụ, thời gian phục vụ;
- Quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ phụ trách tủ sách pháp luật;
- Trách nhiệm của người đọc, người mượn;
- Điều kiện và thủ tục mượn sách, báo, tài liệu pháp luật;
- Xử lý đối với các trường hợp làm hư hỏng hoặc làm mất sách, báo, tài liệu pháp luật;
- Nội dung phù hợp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?