Hiểu như thế nào về dịch vụ bưu chính và người sử dụng dịch vụ bưu chính? Hành vi mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính bị xử phạt như thế nào?
Hiểu như thế nào về dịch vụ bưu chính và người sử dụng dịch vụ bưu chính?
Theo khoản 3 và khoản 16 Điều 3 Luật Bưu chính 2010 có nêu khái niệm về dịch vụ bưu chính và người sử dụng bưu chính như sau:
- Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử.
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính là tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ bưu chính, bao gồm người gửi và người nhận.
Hành vi mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính bị xử phạt như thế nào?
Mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính có phải là hành vi vi phạm pháp luật không?
Dưới đây là 10 hành vi bị cấm liên quan đến bưu chính được quy định tại Điều 7 Luật Bưu chính 2010 như sau:
- Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi có nội dung kích động, gây mất an ninh, phá hoại đoàn kết dân tộc, chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi chứa vũ khí, vật, chất gây nổ, chất độc, chất phóng xạ, ma túy, vi trùng dịch bệnh nhằm khủng bố, xâm hại tính mạng, tài sản công dân, gây mất trật tự, an toàn xã hội.
- Gửi, chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi chứa văn hóa phẩm trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
- Mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính.
- Chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi; tráo đổi nội dung bưu gửi.
- Tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính, bóc mở, huỷ bưu gửi trái pháp luật.
- Xâm hại công trình bưu chính công cộng; cản trở hoạt động bưu chính hợp pháp.
- Thực hiện hành vi cạnh tranh trái pháp luật trong hoạt động bưu chính.
- Sản xuất, kinh doanh, sử dụng tem Bưu chính Việt Nam và tem bưu chính nước ngoài trái pháp luật.
- Hoạt động bưu chính trái pháp luật.
Như vậy, hành vi mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính có phải là hành vi vi phạm pháp luật theo khoản 4 Điều 7 Luật Bưu chính 2010.
Hành vi mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính:
"1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm kê, lập biên bản và gói, bọc lại trong trường hợp vỏ bọc bưu gửi bị rách, hư hại.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính;
b) Thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng dịch vụ bưu chính;
b) Đình chỉ, tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi hoặc kiểm tra, xử lý bưu gửi hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính không có biên bản, chữ ký của các bên liên quan;
c) Tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính trái pháp luật;
d) Không đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi hoặc không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan để xử lý khi phát hiện bưu gửi vi phạm quy định về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như sau:
a) Bóc mở bưu gửi trái pháp luật;
b) Tráo đổi nội dung bưu gửi;
c) Chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi có trị giá dưới 2.000.000 đồng hoặc hủy bưu gửi trái pháp luật;
d) Không phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đình chỉ, tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi hoặc kiểm tra, xử lý bưu gửi hoặc cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc đình chỉ, tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi hoặc kiểm tra xử lý bưu gửi hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính;
b) Cản trở trái pháp luật hoạt động bưu chính.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả lại bưu gửi đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 4 Điều này."
Do đó, đối với người nào có hành vi mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính có thể bị phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với tổ chức có hành vi mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính như sau:
"3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?