Hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế là bao lâu? Để duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế phải nộp lệ phí duy trì đúng không?
- Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế cần đáp ứng điều kiện gì?
- Hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế được quy định như thế nào?
- Để duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế phải nộp phí, lệ phí duy trì đúng không?
- Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền sáng chế đúng không?
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế cần đáp ứng điều kiện gì?
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế cần đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể như sau:
Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Theo quy định này thì sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế cần đáp ứng điều kiện sau:
- Có tính mới;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế là bao lâu? Để duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế phải nộp lệ phí duy trì đúng không? (hình từ internet)
Hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế được quy định như thế nào?
Hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế được quy định tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể như sau:
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
4. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
5. Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
a) Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
b) Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
c) Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
7. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
Theo đó, Bằng độc quyền sáng chế là một dạng văn bằng bảo hộ và có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
Để duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế phải nộp phí, lệ phí duy trì đúng không?
Duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ được quy định tại Điều 94 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi điểm d khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 và điểm e khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, cụ thể như sau:
Duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ
1. Để duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực.
2. Để gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực.
3. Mức phí, lệ phí và thủ tục duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ do Chính phủ quy định.
Như vậy, đề duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế phải nộp phí, lệ phí duy trì.
Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền sáng chế đúng không?
Tại Điều 101 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có đề cập về Bằng độc quyền sáng chế như sau:
Yêu cầu về tính thống nhất của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Mỗi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ cho một đối tượng sở hữu công nghiệp duy nhất, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền sáng chế hoặc một Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho một nhóm sáng chế có mối liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật nhằm thực hiện một ý đồ sáng tạo chung duy nhất.
3. Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho nhiều kiểu dáng công nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Các kiểu dáng công nghiệp của một bộ sản phẩm gồm nhiều sản phẩm thể hiện ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, được sử dụng cùng nhau hoặc để thực hiện chung một mục đích;
b) Một kiểu dáng công nghiệp kèm theo một hoặc nhiều phương án là biến thể của kiểu dáng công nghiệp đó, theo ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đó.
4. Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau.
Theo đó, mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền sáng chế hoặc một Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho một nhóm sáng chế có mối liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật nhằm thực hiện một ý đồ sáng tạo chung duy nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?