Hiệp hội Thực phẩm minh bạch là tổ chức gì? Hội viên Hiệp hội Thực phẩm minh bạch gồm những đối tượng nào?
Hiệp hội Thực phẩm minh bạch là tổ chức gì?
Hiệp hội Thực phẩm minh bạch được quy định tại khoản 1 Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm minh bạch do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
Tôn chỉ, mục đích
1. Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tự nguyện, của các doanh nghiệp, tổ chức, công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm nhằm thúc đẩy cung cấp thông tin minh bạch về chất lượng và an toàn vệ sinh của thực phẩm, xây dựng uy tín và phát triển thị trường cho cộng đồng doanh nghiệp AFT, góp phần xây dựng nền sản xuất thực phẩm an toàn, lành mạnh và bền vững, hướng tới nền nông nghiệp xanh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
...
Theo đó, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch là tổ chức xã hội nghề nghiệp, tự nguyện, của các doanh nghiệp, tổ chức, công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm nhằm thúc đẩy cung cấp thông tin minh bạch về chất lượng và an toàn vệ sinh của thực phẩm, xây dựng uy tín và phát triển thị trường cho cộng đồng doanh nghiệp AFT, góp phần xây dựng nền sản xuất thực phẩm an toàn, lành mạnh và bền vững, hướng tới nền nông nghiệp xanh, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (Hình từ Internet)
Hội viên Hiệp hội Thực phẩm minh bạch gồm những đối tượng nào?
Theo khoản 1 Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm minh bạch do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BNV năm 2021, hội viên của Hiệp hội gồm hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự:
- Hội viên chính thức của Hiệp hội gồm có hội viên tổ chức và hội viên cá nhân:
+ Hội viên tổ chức: là tổ chức có tư cách pháp nhân của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm hoặc sản phẩm, dịch vụ trực tiếp liên quan thực phẩm; tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện làm đơn gia nhập Hiệp hội và có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm minh bạch do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BNV năm 2021, được Hiệp hội xem xét, công nhận là hội viên chính thức;
+ Hội viên cá nhân: là công dân Việt Nam tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện làm đơn gia nhập Hiệp hội và có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm minh bạch do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BNV năm 2021, được Hiệp hội xem xét, công nhận là hội viên chính thức.
- Hội viên liên kết:
+ Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài), các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam trong lĩnh vực có liên quan đến thực phẩm, quan tâm và ủng hộ tôn chỉ và mục đích của Hiệp hội, có nguyện vọng hợp tác, đóng góp xây dựng và phát triển Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện làm đơn gia nhập Hiệp hội và hoàn tất các thủ tục đăng ký để trở thành hội viên liên kết.
+ Doanh nghiệp, tổ chức Việt nam không có điều kiện hoặc không đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội thì được Ban Chấp hành Hiệp hội xem xét, công nhận là hội viên liên kết;
- Hội viên danh dự: Công dân Việt Nam và tổ chức có uy tín cao, quan tâm đến lĩnh vực chất lượng thực phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm, có công lao đóng góp nhiều cho công tác phát triển của Hiệp hội, tán thành Điều lệ của Hiệp hội, tự nguyện gia nhập Hiệp hội thì được Ban Chấp hành Hiệp hội xem xét, công nhận là hội viên danh dự.
Hội viên Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có những quyền hạn nào?
Quyền hạn của hội viên Hiệp hội Thực phẩm minh bạch được quy định tại Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm minh bạch do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
- Được Hiệp hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật; được bảo vệ khi hoạt động nghề nghiệp của hội viên bị xâm phạm.
- Được trực tiếp tham gia các hoạt động của Hiệp hội, được sử dụng và hưởng lợi từ các giá trị chung của Hiệp hội theo quy tắc ứng xử nội bộ, được tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được tham dự Đại hội Hiệp hội và các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề, các sự kiện do Hiệp hội tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.
- Được tham gia thảo luận, biểu quyết, quyết định các chủ trương công tác của Hiệp hội theo quy định của Hiệp hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội; đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc cũng như phát huy các thế mạnh trong hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ của hội viên.
- Thông qua Hiệp hội, được đề xuất các vấn đề về chế độ, chính sách, pháp luật liên quan; kiến nghị với Hiệp hội để đề nghị cơ quan nhà nước về những vấn đề bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện những chủ trương, chính sách có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội.
- Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo Hiệp hội và Ban Kiểm tra Hiệp hội theo quy định của Điều lệ Hiệp hội.
- Được Hiệp hội cung cấp thông tin, ấn phẩm, phổ biến kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ - kỹ thuật trong quá trình áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến bằng nhiều hình thức khác nhau như hội nghị, hội thảo, đào tạo, khảo sát kinh nghiệm trong và ngoài nước; Được Hiệp hội tạo cơ hội, hỗ trợ hợp tác trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nghiên cứu khoa học - công nghệ, phát triển nguồn lực, phát triển thị trường phù hợp với quy định của pháp luật.
- Hội viên liên kết, hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban lãnh đạo, Ban Kiểm tra Hiệp hội.
- Được ra khỏi Hiệp hội khi xét thấy không đủ điều kiện tiếp tục tham gia là hội viên của Hiệp hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?