Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có tư cách pháp nhân hay không? Nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội là gì?
Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có tư cách pháp nhân hay không?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm minh bạch phê duyệt kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BNV năm 2021 quy định về địa vị pháp lý và trụ sở của Hiệp hội như sau:
Địa vị pháp lý và trụ sở của Hiệp hội
1. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, con dấu và có tài khoản riêng tại ngân hàng; hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hiệp hội được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt.
2. Trụ sở của Hiệp hội đặt tại: Số 32 đường 18, khu phố 5, Phường An Phú, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Hiệp hội có thể đặt Văn phòng đại diện tại một số địa phương theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo đó, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có tư cách pháp nhân, con dấu và có tài khoản riêng tại ngân hàng; hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hiệp hội được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt.
Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội Thực phẩm minh bạch là gì?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm minh bạch phê duyệt kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BNV năm 2021 thì Hiệp hội Thực phẩm minh bạch hoạt động theo những nguyên tắc sau:
+ Tự nguyện, tự quản;
+ Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch;
+ Tự bảo đảm kinh phí hoạt động;
+ Không vì mục đích lợi nhuận;
+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hiệp hội, Quy tắc ứng xử của Hiệp hội.
Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có những quyền hạn nào?
Theo Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm minh bạch phê duyệt kèm theo Quyết định 1127/QĐ-BNV năm 2021 quy định về quyền hạn như sau:
Quyền hạn
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hiệp hội.
2. Đại diện cho hội viên trong các quan hệ có liên quan đến chức năng và nhiệm vụ của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
4. Được tổ chức các sự kiện, hội thảo, hội chợ, phiên chợ, ngày hội tiêu dùng giới thiệu sản phẩm, cung cấp các dịch vụ đào tạo kỹ thuật nông nghiệp, số hóa chuỗi sản xuất, quản trị doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu, kiến thức về chất lượng và quản lý chất lượng thực phẩm, các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm tiên tiến, tiêu chuẩn minh bạch của Hiệp hội, tiêu chuẩn và công cụ truy xuất nguồn gốc điện tử, hướng dẫn sản xuất hữu cơ, sản xuất xanh và xây dựng kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật.
5. Được gây quỹ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ của Hiệp hội thông qua các tổ chức do Hiệp hội thành lập theo quy định của pháp luật.
6. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của chính phủ và tài trợ thông qua thực hiện các dự án của các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
7. Được liên kết các Hội, Hiệp hội, các doanh nghiệp và các tổ chức tại Việt Nam đã và đang áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, và các công cụ nâng cao chất lượng thực phẩm nhằm trao đổi kinh nghiệm, cải tiến và nâng cao hiệu quả quản lý, tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, phối hợp nỗ lực đẩy lùi thực phẩm bẩn ở Việt Nam.
...
11. Được đại diện hội viên đề xuất các cơ chế chính sách để phát triển nền nông nghiệp an toàn, bền vững.
12. Được quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực về chất lượng thực phẩm và minh bạch thông tin thực phẩm theo quy định của pháp luật.
13. Khen thưởng và đề nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng cho hội viên có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội và Hiệp hội.
14. Được thành lập pháp nhân thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch có những quyền hạn được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Trong đó có quyền được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của chính phủ và tài trợ thông qua thực hiện các dự án của các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?