Hiệp hội Thép Việt Nam có phải là tổ chức phi chính phủ không? Hiệp hội Thép Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Hiệp hội Thép Việt Nam có phải là tổ chức phi chính phủ không? Hiệp hội nhằm mục đích gì?
Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ của Hiệp hội Thép Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 89/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Mục đích, tôn chỉ
Hiệp hội Thép Việt Nam là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp sản xuất, gia công, kinh doanh các sản phẩm sắt thép và nguyên vật liệu có liên quan ở Việt Nam. Hiệp hội Thép được thành lập với mục tiêu là thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên Hiệp hội trong việc xây dựng ngành công nghiệp thép phát triển ổn định và cùng có lợi.
Bên cạnh đó, theo Điều 3 Điều lệ của Hiệp hội Thép Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 89/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Phạm vi hoạt động của Hiệp hội Thép
Hiệp hội Thép là một tổ chức phi chinh phủ, phi lợi nhuận hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và tuân thủ luật pháp của Nhà nước Việt Nam.
Hiệp hội hoạt động trong phạm vi cả nước, theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ này.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Hiệp hội Thép là một tổ chức phi chinh phủ, phi lợi nhuận hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và tuân thủ luật pháp của Nhà nước Việt Nam.
Hiệp hội Thép Việt Nam là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp sản xuất, gia công, kinh doanh các sản phẩm sắt thép và nguyên vật liệu có liên quan ở Việt Nam.
Hiệp hội Thép được thành lập với mục tiêu là thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên Hiệp hội trong việc xây dựng ngành công nghiệp thép phát triển ổn định và cùng có lợi.
Hiệp hội Thép Việt Nam có phải là tổ chức phi chính phủ không? Hiệp hội Thép Việt Nam có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Hiệp hội Thép Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ Điều 4 Điều lệ của Hiệp hội Thép Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 89/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Địa vị pháp lý của Hiệp hội Thép
Hiệp hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng
Trụ sở giao dịch chính của Hiệp hội Thép đặt tại: 91 Láng Hạ - Hà Nội
Điện thoại: 84.4.5146230 - 84.4.5144056 - 84.4.5145697
Fax: 84.4.5145113
E-mail: hiephoithepvn@hn.vnn.vn
Hiệp hội Thép có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hiệp hội Thép Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Hiệp hội Thép Việt Nam có những nhiệm vụ quyền hạn gì?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ của Hiệp hội Thép Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 89/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Nhiệm vụ của Hiệp hội Thép
1. Ổn định và thúc đẩy phát triển thị trường thép nội địa.
2. Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thép và tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu.
3. Tổ chức và cung cấp thông tin về công nghiệp thép ở trong và ngoài nước cho các hội viên của Hiệp Hội thông qua các hình thức trao đổi thông tin, hội thảo, tọa đàm, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm, tham quan khảo sát và các hình thức trao đổi thông tin thích hợp khác theo quyết định của Hiệp hội Thép.
4. Phát biểu và kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước về chính sách, pháp luật, xây dựng tiêu chuẩn về sản phẩm thép và nguyên liệu phục vụ ngành thép và các vấn đề khác có liên quan đến công nghiệp thép.
5. Trợ giúp kỹ thuật cho các thành viên của Hiệp hội.
6. Bảo vệ lợi ích hợp pháp của các hội viên.
7. Quan hệ và tham gia các tổ chức, Hiệp hội sản xuất, gia công thép của khu vực và thế giới theo quy định của pháp luật
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 6 Điều lệ của Hiệp hội Thép Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 89/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Quyền hạn của Hiệp hội Thép
1. Đại diện cho hội viên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên.
2. Đại diện cho hội viên tham gia các cuộc họp, hội nghị, hội thảo có liên quan do các cơ quan nhà nước tổ chức khi có yêu cầu.
3. Thành lập và giải thể các tổ chức của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
4. Hòa giải tranh chấp giữa các hội viên của Hiệp hội.
5. Khen thưởng các hội viên có thành tích trong thực hiện Điều lệ của Hiệp hội.
Như vậy, Hiệp hội Thép Việt Nam có những có nhiệm vụ sau đây:
- Ổn định và thúc đẩy phát triển thị trường thép nội địa.
- Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thép và tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Tổ chức và cung cấp thông tin về công nghiệp thép ở trong và ngoài nước cho các hội viên của Hiệp Hội thông qua các hình thức trao đổi thông tin, hội thảo, tọa đàm, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm, tham quan khảo sát và các hình thức trao đổi thông tin thích hợp khác theo quyết định của Hiệp hội Thép.
- Phát biểu và kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước về chính sách, pháp luật, xây dựng tiêu chuẩn về sản phẩm thép và nguyên liệu phục vụ ngành thép và các vấn đề khác có liên quan đến công nghiệp thép.
- Trợ giúp kỹ thuật cho các thành viên của Hiệp hội.
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp của các hội viên.
- Quan hệ và tham gia các tổ chức, Hiệp hội sản xuất, gia công thép của khu vực và thế giới theo quy định của pháp luật
Quyền hạn của Hiệp hội Thép gồm có:
- Đại diện cho hội viên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên.
- Đại diện cho hội viên tham gia các cuộc họp, hội nghị, hội thảo có liên quan do các cơ quan nhà nước tổ chức khi có yêu cầu.
- Thành lập và giải thể các tổ chức của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
- Hòa giải tranh chấp giữa các hội viên của Hiệp hội.
- Khen thưởng các hội viên có thành tích trong thực hiện Điều lệ của Hiệp hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tôn giáo có phải là người sử dụng đất? Có chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất do cơ sở tôn giáo sử dụng không?
- Một doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tài trợ vốn tối đa bao nhiêu lần?
- Người nộp thuế lưu ý 04 trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi?
- Cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong những trường hợp nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký gồm những gì?
- Giáo dục phổ thông là gì? Giai đoạn giáo dục cơ bản trong giáo dục phổ thông gồm các cấp học nào?