Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam là tổ chức gì? Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có các quyền hạn như thế nào?
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam là tổ chức gì?
Theo Điều 1 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 43/2003/QĐ-BNV quy định như sau:
Tên gọi, tôn chỉ, mục đích:
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (gọi tắt là Hiệp hội Ngân hàng) là tổ chức nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức tín dụng Việt Nam; hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt; tập hợp, động viên các hội viên hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; làm cầu nối giữa các hội viên với các cơ quan Nhà nước; nhằm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, qua đó góp phần thực thi chính sách tiền tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh “Vietnam Banks’ Association, viết tắt là VNBA.
Căn cứ trên quy định Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam là tổ chức nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt; tập hợp, động viên các hội viên hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh;
Đồng thời, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; làm cầu nối giữa các hội viên với các cơ quan Nhà nước; nhằm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, qua đó góp phần thực thi chính sách tiền tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam hoạt động theo pháp luật nước nào?
Theo Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 43/2003/QĐ-BNV quy định như sau:
Áp dụng pháp luật, tư cách, con dấu, tài khoản;
Hiệp hội Ngân hàng hoạt động theo pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế mà Nhà nước Việt Nam tham gia hoặc công nhận. Hiệp hội Ngân hàng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Căn cứ trên quy định Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam hoạt động theo pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế mà Nhà nước Việt Nam tham gia hoặc công nhận.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (Hình từ Internet)
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có các quyền hạn như thế nào?
Theo Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 43/2003/QĐ-BNV quy định Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có các quyền hạn như sau:
- Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội với đối ngoại có liên quan đến hoạt động ngân hàng và của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên và của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
- Tuyên truyền, vận động hội viên nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
- Phổ biến, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức đạo tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ.
- Cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên và được phép xuất bản sách, báo, tạp chí chuyên ngành ngân hàng theo quy định của pháp luật; thông tin tuyên truyền, phổ biến mục đích của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và hoạt động ngân hàng trong và ngoài nước.
- Tham gia xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến ngân hàng, phản ánh nguyện vọng, đề xuất của hội viên và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề có liên quan đến sự phát triển hoạt động ngân hàng, quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên.
Phối hợp với tổ chức, cơ quan có liên quan nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
- Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng theo đề nghị của tổ chức và cá nhân.
- Hòa giải tranh chấp giữa các hội viên.
- Được tạo nguồn kinh phí, trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Hợp tác, gia nhập làm hội viên của các Hội quốc tế, khu vực, các nước và các tổ chức tài chính - tiền tệ thuộc lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?