Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc nào? Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 678/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về nguyên tắc tổ chức của Hiệp hội như sau:
Nguyên tắc tổ chức của Hiệp hội
Hiệp hội làng nghề Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải về tài chính theo pháp luật hiện hành. Mọi ý kiến và kiến nghị của hội viên đều được Hiệp hội tôn trọng và xem xét giải quyết thích hợp trên cơ sở tôn trọng pháp luật nhà nước và điều lệ Hiệp hội.
Các đơn vị thuộc Hiệp hội hoạt động trên cở sở pháp luật hiện hành và chịu trách nhiệm trước Hiệp hội về các hoạt động của mình.
Như vậy, theo quy định trên thì Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được tổ chức tự quản, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải về tài chính theo pháp luật hiện hành.
Mọi ý kiến và kiến nghị của hội viên đều được Hiệp hội tôn trọng và xem xét giải quyết thích hợp trên cơ sở tôn trọng pháp luật nhà nước và điều lệ Hiệp hội.
Các đơn vị thuộc Hiệp hội hoạt động trên cở sở pháp luật hiện hành và chịu trách nhiệm trước Hiệp hội về các hoạt động của mình.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (Hình từ Internet)
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 678/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về cơ cấu tổ chức của Hiệp hội như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội
1. Đại hội đại biểu toàn quốc;
2. Ban chấp hành;
3. Chủ tịch, phó chủ tịch;
4. Ban kiểm tra;
5. Hội đồng tư vấn;
6. Văn phòng;
7. Các tổ chức được quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 6, Chi hội địa phương và các đơn vị , câu lạc bộ trực thuộc Hiệp hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có cơ cấu tổ chức như sau:
- Đại hội đại biểu toàn quốc;
- Ban chấp hành;
- Chủ tịch, phó chủ tịch;
- Ban kiểm tra;
- Hội đồng tư vấn;
- Văn phòng;
- Các tổ chức được quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 6, Chi hội địa phương và các đơn vị , câu lạc bộ trực thuộc Hiệp hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 678/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội như sau:
Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội
1. Đại hội Đại biểu toàn quốc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hiệp hội. Đại hội được tổ chức 5 (năm) năm 1 lần.
2. Nhiệm vụ chính của Đại hội:
a) Thảo luận báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động mới nhiệm kỳ mới của Hiệp hội;
b) Quyết định phương hướng và chương trình công tác của Hiệp hội;
c) Quyết định sửa đổi và bổ sung Điều lệ Hiệp hội;
d) Thảo luận và quyết định một số vấn đề quan trọng của Hiệp hội vượt quá thẩm quyền giải quyết của Ban Chấp hành Hiệp hội;
đ) Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra của Hiệp hôi.
e) Thảo luận, phê duyệt quyết toán tài chính và thông qua kế hoạch tài chính khoá mới.
3. Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội có thể triệu tập bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Hiệp hội theo đề nghị của ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội, hoặc ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.
4. Các nghị quyết của Đại hội được quá ½ (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tán thành, được lập thành văn bản và lưu tại trụ sở Hiệp hội.
Như vậy, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Hiệp hội. Đại hội được tổ chức 5 năm 1 lần.
Theo quy định trên thì Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có những nhiệm vụ sau:
- Thảo luận báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động mới nhiệm kỳ mới của Hiệp hội;
- Quyết định phương hướng và chương trình công tác của Hiệp hội;
- Quyết định sửa đổi và bổ sung Điều lệ Hiệp hội;
- Thảo luận và quyết định một số vấn đề quan trọng của Hiệp hội vượt quá thẩm quyền giải quyết của Ban Chấp hành Hiệp hội;
- Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra của Hiệp hôi.
- Thảo luận, phê duyệt quyết toán tài chính và thông qua kế hoạch tài chính khoá mới.
Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội có thể triệu tập bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Hiệp hội theo đề nghị của ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội, hoặc ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?