Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Trụ sở chính của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đặt tại đâu?
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là tổ chức gì?
Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 67/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các làng nghề, phố nghề truyền thống của Việt Nam; các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, văn hóa và các doanh nhân, nghệ nhân, các cá nhân có tâm huyết giữ gìn, bảo tồn và phát triển các làng nghề, phố nghề.
Mục đích của Hiệp hội là:
- Tập hợp, đoàn kết các làng nghề, các tổ chức kinh tế, văn hóa, các nghệ nhân trong làng nghề, phố nghề, các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà văn hóa, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, VV... để cùng với các cơ quan Nhà nước thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về khôi phục và phát triển làng nghề.
- Góp sức bảo tồn, phát triển làng nghề Việt Nam; thực hiện liên kết, hợp tác giữa các tổ chức kinh tế nhằm hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ nâng cao giá trị sản phẩm, giá trị văn hóa các mặt hàng của làng nghề, hỗ trợ lẫn nhau trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
- Góp sức tìm các biện pháp giải quyết các khó khăn do quá trình phát triển đặt ra, bằng chính tiềm năng, sức lực trí tuệ của bản thân các làng nghề cộng với sự trợ giúp tích cực của xã hội và Nhà nước.
...
Theo đó, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các làng nghề, phố nghề truyền thống của Việt Nam; các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, văn hóa và các doanh nhân, nghệ nhân, các cá nhân có tâm huyết giữ gìn, bảo tồn và phát triển các làng nghề, phố nghề.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Trụ sở chính của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đặt tại đâu? (Hình từ Internet)
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Trụ sở chính của Hiệp hội đặt tại đâu?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 67/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trụ sở chính: tại Hà Nội, địa chỉ số nhà 14, ngõ 2, phố Hoa Lư, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Số điện thoại và Fax: 04.9745347; DĐ: 0913.239761
Email: nganhnghett@yahoo.com
Hiệp hội có thể đặt văn phòng đại diện trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trụ sở chính: tại Hà Nội, địa chỉ số nhà 14, ngõ 2, phố Hoa Lư, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có những quyền hạn gì?
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 67/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội
1. Tham gia tuyên truyền giáo dục cho hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vả Nhà nước trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề, phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm môi trường sinh thái, nâng cao đời sống người lao động.
2. Động viên nhiệt tình và khả năng lao động sáng tạo của hội viên, hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các sản phẩm của làng nghề truyền thống trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới: đoàn kết giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn chấn hưng làng nghề đã có, phát triển làng nghề mới, nghề mới... góp phần dần dần nâng cao đời sống người lao động nông thôn.
3. Trợ giúp, tư vấn cho hội viên trong quy hoạch mặt hàng, sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng... tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu. Kêu gọi các nhà đầu tư mở rộng và nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm. Trợ giúp hội viên trong việc đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tập hợp sức mạnh các làng nghề cùng nhau tiến hành xúc tiến thương mại, tạo lập thương hiệu, logo, cung cấp thông tin về thị trường giá cả, mẫu mã, các quy định mới của Nhà nước, lập trang Web chung trên mạng. Tổ chức các cuộc triển lãm, hội chợ, chợ phiên, hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên.
4. Trợ giúp việc tổ chức du lịch làng nghề gắn với du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; từng bước hình thành các điểm du lịch làng nghề đặc trưng của mỗi vùng, mỗi nghề truyền thống.
5. Mở các lớp dạy nghề; đào tạo bồi dưỡng trình độ quản lý; đặc biệt coi trọng việc truyền nghề của các nghệ nhân lão thành cho lớp thợ trẻ... nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề bền vững trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
...
Như vậy, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có những quyền hạn nhiệm vụ nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?