Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam chịu sự quản lý của cơ quan nào? Tổ chức bộ máy của Hiệp hội được quy định thế nào?
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam chịu sự quản lý của cơ quan nào?
Theo Điều 3 Điều lệ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 34/2005/QĐ-BNV quy định về Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam như sau:
Hiệp hội hoạt động theo pháp luật Nhà nước Việt Nam, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản, có tài sản và có biểu tượng riêng. Hiệp hội chịu sự quản lý thống nhất của Bộ Nội vụ và chịu sự quản lý của Bộ Tài chính về lĩnh vực hoạt động của Hội.
Trụ sở của Hiệp hội đóng tại Hà Nội.
Nếu có nhu cầu, Hiệp hội sẽ mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trong nước và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam chịu sự quản lý thống nhất của Bộ Nội vụ và chịu sự quản lý của Bộ Tài chính về lĩnh vực hoạt động của Hội.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (Hình từ Internet)
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo quy định tại Điều 4 Điều lệ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 34/2005/QĐ-BNV về nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội như sau:
Hiệp hội có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Đại diện các hội viên tham gia ý kiến vào các văn bản dự thảo các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm và các vấn đề có liên quan; góp ý kiến với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam; thu thập và phản ánh với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ý kiến của các hội viên về các vấn đề chính sách, chế độ áp dụng với ngành bảo hiểm;
2. Tổ chức diễn đàn tập huấn phổ biến kiến thức, pháp luật và chủ trương chính sách của Nhà nước; qua thực tiễn thực hiện, góp ý kiến nhằm hoàn thiện các văn bản pháp quy hiện hành về bảo hiểm và các vấn đề có liên quan;
3. Xây dựng và thông qua nguyên tắc chung về nội dung phối hợp hoạt động giữa các hội viên, quy chế tự quản nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
4. Đại diện các hội viên tham gia ý kiến hoặc thẩm định, phản biện các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của các nghiệp vụ bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành. Tổ chức nghiên cứu xây dựng hoặc thẩm định, phản biện quy tắc, điều khoản, biểu phí của các nghiệp vụ bảo hiểm khác theo yêu cầu của hội viên hoặc của Bộ Tài chính. Được tư vấn phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Hội theo đề nghị của các tổ chức, cá nhân;
5. Tổ chức Trung tâm thông tin của Hiệp hội theo quy định của pháp luật; tiến hành thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trong khuôn khổ Hiệp hội;
6. Đánh giá kết quả hoạt động của thị trường bảo hiểm; đề xuất phương hướng hoạt động của ngành bảo hiểm;
7. Tổ chức các trung tâm đào tạo, dịch vụ tư vấn về bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Phối hợp hoạt động giữa các hội viên trong việc đào tạo bồi dỡng tập huấn, hội thảo nghiệp vụ bảo hiểm, đào tạo đại lý cộng tác viên;
8. Tư vấn cho các hội viên về tổ chức hoạt động, phát triển kinh doanh và về các vấn đề khác có liên quan;
9. Nghiên cứu, đề xuất hoặc tham gia ý kiến về các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất chung có liên quan đến các doanh nghiệp bảo hiểm hội viên, phối hợp các hội viên và các cơ quan liên quan để tổ chức thực hiện;
10. Tổ chức tuyên truyền hoạt động bảo hiểm trong và ngoài nước; phát hành bản tin nội bộ, tạp chí bảo hiểm và tài liệu phổ biến kiến thức nghiệp vụ về bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
11. Thiết lập các mối quan hệ với các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế và các đoàn thể có liên quan đến hoạt động của Hiệp hội. Quan hệ hợp tác với hiệp hội bảo hiểm các nước và tham gia các tổ chức quốc tế theo quy định của Nhà nước;
12. Hòa giải tranh chấp giữa các hội viên; kiến nghị với các cơ quan chức năng của Nhà nước về việc xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm.
13. Thực hiện một số nghiệp vụ hành chính công hoặc tham gia các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý được Bộ Tài chính hoặc cơ quan nhà nước ủy quyền.
14. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Tổ chức bộ máy của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 9 Điều lệ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 34/2005/QĐ-BNV quy định về tổ chức bộ máy của Hiệp hội như sau:
Tổ chức bộ máy của Hiệp hội bao gồm:
1. Đại hội nhiệm kỳ;
2. Hội nghị thường niên của Hiệp hội;
3. Ban chấp hành Hiệp hội;
4. Ban kiểm tra;
5. Cơ quan thường trực của Hiệp hội;
6. Các văn phòng đại diện Hiệp hội ở những nơi cần thiết;
7. Các pháp nhân trực thuộc như Trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ bảo hiểm, Trung tâm tư vấn dịch vụ bảo hiểm, Viện nghiên cứu bảo hiểm, Tòa soạn Tạp chí bảo hiểm.... Khi có nhu cầu để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của Hiệp hội, các pháp nhân này sẽ được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, tổ chức bộ máy của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam gồm những cơ quan được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tôn giáo có phải là người sử dụng đất? Có chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất do cơ sở tôn giáo sử dụng không?
- Một doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tài trợ vốn tối đa bao nhiêu lần?
- Người nộp thuế lưu ý 04 trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi?
- Cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong những trường hợp nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký gồm những gì?
- Giáo dục phổ thông là gì? Giai đoạn giáo dục cơ bản trong giáo dục phổ thông gồm các cấp học nào?