Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan nào? Phải tuân thủ những nguyên tắc gì?
Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 705/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
...
2. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và của Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam hoạt động dưới sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và của Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam (Hình từ Internet)
Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam hoạt động theo những nguyên tắc nào?
Theo Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 705/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
Nguyên tắc tổ chức hoạt động
1. Tự nguyện, tự quản.
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Tự đảm bảo kinh phí hoạt động.
4. Không vì mục đích lợi nhuận.
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
Theo đó, Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam hoạt động theo những nguyên tắc sau đây:
- Tự nguyện, tự quản.
- Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
- Tự đảm bảo kinh phí hoạt động.
- Không vì mục đích lợi nhuận.
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam có những quyền hạn nào?
Theo Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 705/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
Quyền hạn
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hiệp hội.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội.
4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; thực hiện các hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan đến sự phát triển của Hiệp hội và các lĩnh vực Hiệp hội hoạt động.
6. Được gây quỹ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.
7. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để trao đổi, học tập, nâng cao năng lực. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
8. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hiệp hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hiệp hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Theo đó, Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam có những quyền hạn sau đây:
- Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hiệp hội.
- Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội.
- Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; thực hiện các hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
- Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan đến sự phát triển của Hiệp hội và các lĩnh vực Hiệp hội hoạt động.
- Được gây quỹ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.
- Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để trao đổi, học tập, nâng cao năng lực. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hiệp hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hiệp hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?