Hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm là gì? Hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm gồm những hiện tượng nào?
Hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm là gì?
Hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT như sau:
Hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm là trạng thái, diễn biến bất thường của thời tiết, các yếu tố thủy văn, hải văn, có thể gây thiệt hại về người, tài sản ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế - xã hội.
Hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm (Hình từ Internet)
Hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm gồm những hiện tượng nào?
Hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm gồm những hiện tượng được quy định tại Điều 1 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm, bao gồm: Áp thấp nhiệt đới, bão; mưa lớn; lũ, ngập lụt; lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy; không khí lạnh, rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối; nắng nóng; hạn hán, sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán; xâm nhập mặn; dông, lốc, sét, mưa đá; gió mạnh trên biển, sóng lớn, nước dâng, triều cường, sương mù.
Theo đó, hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm gồm:
- Áp thấp nhiệt đới, bão;
- Mưa lớn;
- Lũ, ngập lụt;
- Lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy;
- Không khí lạnh, rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối;
- Nắng nóng;
- Hạn hán, sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán;
- Xâm nhập mặn;
- Dông, lốc, sét, mưa đá;
- Gió mạnh trên biển, sóng lớn, nước dâng, triều cường, sương mù.
Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm là áp thấp nhiệt đới, bão đươc thực hiện như thế nào?
Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm là áp thấp nhiệt đới, bão được thực hiện theo Điều 5 Thông tư 25/2022/TT-BTNMT như sau:
(1) Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu
- Dữ liệu về áp thấp nhiệt đới, bão trên các bản đồ thời tiết;
- Dữ liệu về quan trắc tăng cường khi áp thấp nhiệt đới, bão có khả năng ảnh hưởng đến đất liền;
- Dữ liệu về áp thấp nhiệt đới, bão bằng thông tin viễn thám;
- Dữ liệu về áp thấp nhiệt đới, bão qua các sản phẩm mô hình dự báo số trị;
- Dữ liệu về áp thấp nhiệt đới, bão từ các Trung tâm dự báo bão quốc tế;
- Số liệu và thông tin về hiện trạng các đối tượng có khả năng chịu tác động của áp thấp nhiệt đới, bão và các thiệt hại (nếu có) do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão.
(2) Phân tích, đánh giá hiện trạng
- Xác định vị trí tâm áp thấp nhiệt đới, bão dựa trên các dữ liệu và thông tin thu thập tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này;
- Xác định cấp gió mạnh nhất và gió giật vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới, bão dựa trên các dữ liệu và thông tin thu thập tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này;
- Xác định bán kính vùng gió mạnh cấp 6, cấp 10 dựa trên các dữ liệu và thông tin thu thập tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này;
- Xác định ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão trên các số liệu thu thập theo tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này;
- Xác định diễn biến về hướng và tốc độ di chuyển, cấp gió mạnh nhất, cấp gió giật vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới, bão trong khoảng 6 đến 12 giờ trước.
(3) Thực hiện các phương án dự báo, cảnh báo
- Các phương án được sử dụng trong dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão tại hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia: Phương án dựa trên phương pháp phân tích thống kê; phương án dựa trên phương pháp mô hình số trị (đơn lẻ và tổ hợp); phương án dựa trên phân tích kinh nghiệm của dự báo viên căn cứ vào các kết quả dự báo thống kê, dự báo mô hình số trị và tổng hợp kết quả từ các thông tin của các Trung tâm dự báo bão quốc tế; phương án dựa trên cơ sở các phương pháp khác;
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể, tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định việc sử dụng các phương án dự báo, cảnh báo cho phù hợp.
(4) Thảo luận dự báo, cảnh báo
- Phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo, cảnh báo bằng các phương án khác nhau, các kết quả dự báo, cảnh báo trong các bản tin dự báo gần nhất;
- Tổng hợp các kết quả dự báo, cảnh báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên;
- Người chịu trách nhiệm ban hành bản tin lựa chọn và đưa ra kết luận dự báo cuối cùng đảm bảo độ tin cậy theo thời hạn dự báo, cảnh báo.
(5) Xây dựng bản tin dự báo, cảnh báo
- Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia xây dựng và ban hành bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg;
- Căn cứ yêu cầu thực tế, tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định nội dung bản tin cho phù hợp.
(6) Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo
- Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia cung cấp các bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão theo quy định tại Điều 34 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg;
- Tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định danh sách các địa chỉ được cung cấp bản tin cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
(7) Bổ sung bản tin dự báo, cảnh báo
Trong trường hợp phát hiện áp thấp nhiệt đới, bão có diễn biến phức tạp cần bổ sung bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão ngoài các bản tin được ban hành theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. Việc bổ sung bản tin được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này.
(8) Đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo
- Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia: Đánh giá việc thực hiện đầy đủ tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này; đánh giá tính đầy đủ, kịp thời việc dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và khoản 1 Điều 35 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg;
Đánh giá chất lượng bản tin dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão theo quy định tại Mục 2.8 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới (QCVN 68:2020/BTNMT) và Điều 18 Thông tư 41/2017/TT-BTNMT. Việc đánh giá chất lượng bản tin dự báo, cảnh báo được thực hiện sau khi có đủ số liệu quan trắc theo thời hạn dự báo của bản tin;
- Các tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia phải tuân thủ các quy định hiện hành về đánh giá chất lượng dự báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?