Hiện tại công chức tham gia thi nâng ngạch Chuyên viên chính có cần bằng ngoại ngữ hay không? Công chức cần đạt những điều kiện nào để được phép thi nâng ngạch?
Công chức cần đạt những điều kiện nào để được phép thi nâng ngạch?
Căn cứ khoản 3 Điều 30 Điều Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện để công chức thi nâng ngạch như sau:
"Điều 30. Căn cứ, nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch công chức
3. Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi;
Trường hợp công chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của ngạch dự thi thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của ngạch dự thi.
Trường hợp công chức được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc môn tin học theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 37 Nghị định này thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của ngạch dự thi.
d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức quy định tại tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi;
Trường hợp công chức trước khi được tuyển dụng hoặc được tiếp nhận đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội, làm việc ở vị trí có yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp (nếu thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được cơ quan có thẩm quyền tính làm căn cứ xếp lương ở ngạch công chức hiện giữ thì được tính là tương đương với ngạch công chức hiện giữ.
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ ngạch dưới liền kề với ngạch dự thi tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
Thi nâng ngạch công chức
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Theo Điều 33 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi công chức như sau:
Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức
Khi tổ chức thi nâng ngạch công chức, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức quy định tại Điều 32 Nghị định này thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng Đề án tổ chức thi nâng ngạch công chức;
2. Xác định chỉ tiêu nâng ngạch công chức phù hợp với vị trí việc làm và cơ cấu công chức của từng cơ quan, tổ chức thuộc và trực thuộc;
3. Thành lập Hội đồng thi nâng ngạch công chức;
4. Quyết định danh sách công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch;
5. Quyết định tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức;
6. Công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch công chức;
7. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi nâng ngạch của Hội đồng thi nâng ngạch công chức.
Hiện tại công chức tham gia thi nâng ngạch chuyên viên chính có cần bằng ngoại ngữ hay không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 2/2021/TT-BNV quy định về tiêu chuẩn trình độ của chuyên viên chính như sau:
"Điều 6. Ngạch Chuyên viên chính
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính."
Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ nâng ngạch chuyên viên như sau:
"Điều 36. Hồ sơ nâng ngạch công chức
1. Hồ sơ thi nâng ngạch công chức:
a) Sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi nâng ngạch, có xác nhận của cơ quan quản lý, sử dụng công chức;
b) Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng công chức về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi theo quy định;
c) Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch dự thi;
Trường hợp công chức có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của ngạch dự thi thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Trường hợp công chức được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc môn tin học quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 37 Nghị định này thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
d) Các yêu cầu khác theo quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức dự thi."
Theo đó yêu cầu đối với trình độ của ngạch chuyên viên chính không quy định về trình độ bằng cấp, chứng chỉ tiếng Anh. Tuy nhiên theo quy định của hồ sơ thi nâng ngạch chuyên viên chính của công chức lại có quy định về nộp bán sao văn bằng, chứng chỉ tiếng Anh của ngạch dự thi. Như vậy có thể hiểu là thi nâng ngạch chuyên viên chính sẽ không cần bằng cấp, chứng chỉ tiếng Anh. Về vấn đề này bạn cần liên hệ với Phòng Nội vụ tại cơ quan nơi bạn công tác để có thể được hướng dẫn rõ hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?