Hiện nay quy định về việc xử phạt khi không thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động ra sao?
Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động
Điều 54 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nguyên tắc cho thuê lại lao động như sau:
"1. Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
b) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
c) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
3. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
b) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
c) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
4. Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động."
Tải về mẫu hợp đồng cho thuê lại lao động mới nhất 2023: Tại Đây
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Lao động 2019 về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động như sau:
"Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Bộ luật này, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động;
2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;
3. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động;
4. Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;
5. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
6. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động."
Xử phạt khi không thông báo cho người lao động nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động
Xử phạt khi không thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động ra sao?
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
4. Phạt tiền đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi: trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động; không thực hiện đúng các chế độ với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; không thông báo hoặc thông báo sai sự thật cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Như vậy, theo quy định trên thì một trong những nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động là phải thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động. Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, nếu doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động không thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động sẽ bị xử phạt tiền theo quy định trên.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/SUM/thue-lai-lao-dong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/thue-lai-lao-dong-1-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NPDT/051224/hoat-dong-cho-thue-lai-lao-dong-la-gi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/6/8/QK/Cho-thue-lai-lao-dong-2.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/6/8/QK/Cho-thue-lai-lao-dong-1.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/cho-thue-lai-lao-dong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NPDT/301024/mau-bao-cao-tinh-hinh-cho-thue-lai-lao-dong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/PTTQ/28062024/to-chuc-lao-dong-nuoc-ngoai.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TT/180424/nguoi-lao-dong-18-10.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PTTQ/04042024/09042024/hop-dong-lao-dong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/XH/xu-ly-kty-luat.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn kể về công việc của người thân lớp 2? Viết 4 đến 5 câu về công việc của người thân của em lớp 2?
- Thủ tục kéo dài thời gian giữ chức vụ đến tuổi nghỉ hưu theo Quyết định 922 thuộc Bộ Nội vụ thực hiện ra sao?
- Mẫu danh sách, kinh phí chi trả chính sách nghỉ hưu trước tuổi cho CBCC cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2025?
- Mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt?
- Kế hoạch đầu tư công trung hạn được đánh giá với tần suất thế nào? Nội dung đánh giá kế hoạch đầu tư công trung hạn?