Hiện nay người dân có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với mức đóng chỉ từ 297.000Đ/tháng có đúng không?

Tôi muốn tham gia bảo hiểm xã tự nguyện nên có câu hỏi cần được tư vấn. Đối với những người không đi làm để có thể đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì họ có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để hưởng hưu trí. Vậy thì hiện nay người dân có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với mức đóng như thế nào? Nghe nói 297 nghìn/tháng là có thể tham gia rồi? Câu hỏi của bạn Huyền Thương (Sóc Trăng).

Những ai được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng những chế độ gì?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu có nhu cầu.

Người tham bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất (cụ thể bao gồm chế độ về hưu trí, bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất) theo quy định tại Chương IV Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Người dân làm những công việc mà không được tham gia bảo hiểm xã bắt buộc hoặc lao động nhàn rỗi, làm nội trợ,... nếu có nhu cầu được hưởng những chế độ mà bảo hiểm xã hội tự nguyện mang lại thì có thể xem xét tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bảo hiểm xã hội tự nguyện (Hình từ Internet)

Hiện nay người dân có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với mức đóng chỉ từ 297.000Đ/tháng có đúng không?

Khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
...

Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng có quy định:

Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, cụ thể:
a) Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;
b) Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp.
2. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
...

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Theo đó mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất mà người lao động có thể lựa chọn để tham gia là 22% mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.

Theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 thì mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn hiện nay là 1.500.000 đồng/người/tháng.

Mức thấp nhất đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là 22% x 1.500.000 = 330.000Đ/tháng.

Cũng theo quy định trên thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:

+ Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;

+ Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;

+ Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo sẽ được Nhà nước hỗ trợ 99.000Đ/tháng.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo sẽ được Nhà nước hỗ trợ 82.500Đ/tháng.

Những đối tượng khác khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được Nhà nước hỗ trợ 33.000Đ/tháng.

Như vậy, đối với những trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không phải là hộ nghèo, hộ cận nghèo thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ 33.000Đ/tháng.

Và mức thấp nhất để có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà người tham gia phải đóng hằng tháng là 297.000Đ/tháng (nếu hộ nghèo là 231.000Đ/tháng, hộ cận nghèo là 247.500Đ/tháng).

Lưu ý: Nếu như người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn một mức thu nhập tham gia bảo hiểm xã hội cao hơn mức chuẩn hộ nghèo như quy định trên thì mức hỗ trợ của Nhà nước cũng chỉ tối đa là 99.000Đ/tháng đối với hộ nghèo, 82.500Đ/tháng đối với hộ cận nghèo và 33.000Đ/tháng đối với những đối tượng khác.

Ví dụ, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn mức thu nhập là 4.000.000Đ để tham gia bảo hiểm xã hội thì trường hợp này họ sẽ đóng: 4.000.000 x 22% = 880.000Đ/tháng. Và sẽ được nhà nước hỗ trợ 33.000Đ/tháng (đối với đối tượng khác), lúc này người tham gia bảo hiểm sẽ chỉ phải đóng 847.000Đ/tháng.

Đồng thời, thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).

Để hiểu rõ hơn về các mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bạn có thể tham khảo các công thức tính tại Điều 9 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH.

Có những phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nào?

Khoản 2 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
...
2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.

Quy định này được hướng dẫn cụ thể hơn tại Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP:

Phương thức đóng
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trưởng ban công tác Mặt trận của ấp có được hưởng hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
Pháp luật
Hộ cận nghèo có được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không? Nếu có thì phương thức và kinh phí hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho hộ cận nghèo như thế nào?
Pháp luật
Nghỉ làm nhưng muốn đóng tiếp bảo hiểm xã hội có được không? Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có được đóng Bảo hiểm xã hội một lần cho 15 năm để hưởng lương hưu hay không? Thời điểm nào người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu?
Pháp luật
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ bao nhiêu % tiền đóng BHXH?
Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025, mức trợ cấp tuất một lần khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là bao nhiêu?
Pháp luật
Hồ sơ tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có bắt buộc phải có sổ hộ khẩu của người đăng ký không?
Pháp luật
Người lao động có được phép tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Pháp luật
Mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần đươc tính như thế nào? Trường hợp nào được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần?
Pháp luật
Thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định như thế nào từ ngày 01/7/2025?
Pháp luật
Mức đóng BHXH tự nguyện 2024? Mức đóng BHXH tự nguyện tối đa từ 1 7 2024 có thay đổi không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội tự nguyện
2,567 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội tự nguyện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào