Hiện nay có bao nhiêu loại dịch vụ viễn thông? Người sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền và nghĩa vụ gì?
Hiện nay có bao nhiêu loại dịch vụ viễn thông?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Dịch vụ viễn thông bao gồm dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng:
a) Dịch vụ viễn thông cơ bản là dịch vụ gửi, truyền, nhận thông tin giữa hai người hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, giữa các thiết bị đầu cuối qua mạng viễn thông;
b) Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng là dịch vụ cung cấp thêm tính năng xử lý, lưu trữ và truy xuất thông tin cho người sử dụng thông qua việc gửi, truyền, nhận thông tin trên mạng viễn thông.
...
Như vậy hiện nay có 02 loại dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. Theo đó:
- Dịch vụ viễn thông cơ bản là dịch vụ gửi, truyền, nhận thông tin giữa hai người hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, giữa các thiết bị đầu cuối qua mạng viễn thông;
- Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng là dịch vụ cung cấp thêm tính năng xử lý, lưu trữ và truy xuất thông tin cho người sử dụng thông qua việc gửi, truyền, nhận thông tin trên mạng viễn thông.
Đồng thời, Điều 9 Nghị định 25/2011/NĐ-CP có phân loại dịch vụ viễn thông như sau:
(1) Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm:
- Dịch vụ thoại;
- Dịch vụ fax;
- Dịch vụ truyền số liệu;
- Dịch vụ truyền hình ảnh;
- Dịch vụ nhắn tin;
- Dịch vụ hội nghị truyền hình;
- Dịch vụ kênh thuê riêng;
- Dịch vụ kết nối Internet;
- Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
(2) Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm:
- Dịch vụ thư điện tử;
- Dịch vụ thư thoại;
- Dịch vụ fax gia tăng giá trị;
- Dịch vụ truy nhập Internet;
- Các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hiện nay có bao nhiêu loại dịch vụ viễn thông? Người sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền và nghĩa vụ gì? (hình từ internet)
Người sử dụng dịch vụ viễn thông có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Viễn thông 2023 quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông như sau:
(1) Người sử dụng dịch vụ viễn thông có các quyền sau đây:
- Lựa chọn doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông để giao kết hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Sử dụng dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá dịch vụ trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Từ chối sử dụng một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông theo hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Được bảo đảm bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật;
- Khiếu nại về giá dịch vụ, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả tiền sử dụng dịch vụ và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông gây ra.
(2) Người sử dụng dịch vụ viễn thông có các nghĩa vụ sau đây:
- Thanh toán đầy đủ và đúng hạn tiền sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Bồi thường thiệt hại trực tiếp do lỗi của mình gây ra cho doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin mà mình gửi, lưu giữ trên mạng viễn thông;
- Không được sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông để kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Tài khoản SIM di động có được sử dụng để thanh toán cho dịch vụ viễn thông di động không?
Căn cứ theo Điều 61 Luật Viễn thông 2023 quy định về quản lý thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động và tài khoản SIM di động như sau:
Quản lý thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động và tài khoản SIM di động
1. Thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động là thẻ do doanh nghiệp viễn thông phát hành để người sử dụng nạp giá trị vào tài khoản SIM di động của chính doanh nghiệp viễn thông đó.
2. Tài khoản SIM di động là tài khoản phản ánh giá trị người sử dụng dịch vụ viễn thông đã nạp bằng thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động hoặc bằng phương tiện thanh toán hợp pháp (không bao gồm khuyến mại); được ghi nhận trong hệ thống tính cước của doanh nghiệp viễn thông, gắn với thuê bao viễn thông di động.
3. Tài khoản SIM di động được dùng để thanh toán cho dịch vụ viễn thông di động, dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động và tài khoản SIM di động.
Như vậy, tài khoản SIM di động được sử dụng để thanh toán cho dịch vụ viễn thông di động, dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tài khoản SIM di động là tài khoản phản ánh giá trị người sử dụng dịch vụ viễn thông đã nạp bằng thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động hoặc bằng phương tiện thanh toán hợp pháp (không bao gồm khuyến mại); được ghi nhận trong hệ thống tính cước của doanh nghiệp viễn thông, gắn với thuê bao viễn thông di động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?