Hết độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự nhưng chưa phục vụ tại ngũ thì có thể đi phục vụ trong ngạch dự bị hay không?
- Hết độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự nhưng chưa phục vụ tại ngũ thì có thể đi phục vụ trong ngạch dự bị hay không?
- Công dân thôi phục vụ trong công an nhân dân có thể đăng ký nghĩa vụ quân sự dự bị không?
- Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị có bị đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự không?
- Hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự dự bị có cần phiếu quân nhân dự bị không?
Hết độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự nhưng chưa phục vụ tại ngũ thì có thể đi phục vụ trong ngạch dự bị hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị
1. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị bao gồm các trường hợp sau đây:
a) Hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng chưa phục vụ tại ngũ;
b) Thôi phục vụ tại ngũ;
c) Thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.
Chính phủ quy định ngành, nghề chuyên môn tại khoản này.
Theo đó, hết độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự nhưng chưa phục vụ tại ngũ thì có thể đi phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định trên.
Công dân thôi phục vụ trong công an nhân dân có thể đăng ký nghĩa vụ quân sự dự bị không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 18 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị
1. Công dân nam quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 của Luật này.
2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này.
3. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ;
b) Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân và thôi phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển;
c) Công dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
Theo đó, đăng ký nghĩa vụ quân sự dự bị phục vụ trong ngạch dự bị thì thực hiện theo quy định trên.
Nghĩa vụ quân sự (Hình từ Internet)
Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị có bị đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự trong trường hợp sau đây:
a) Chết;
b) Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị;
c) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 hoặc Điều 14 của Luật này.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có xác nhận của cấp có thẩm quyền, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức có công dân quy định tại khoản 1 Điều này phải báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định.
Theo đó, nếu hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị thì sẽ bị đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự dự bị có cần phiếu quân nhân dự bị không?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 13/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị
...
2. Hồ sơ
a) Phiếu quân nhân dự bị;
b) Bản chụp quyết định xuất ngũ, thôi việc trong Quân đội nhân dân hoặc thôi phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân (mang theo bản chính để đối chiếu) đối với hạ sĩ quan, binh sĩ; quân nhân chuyên nghiệp; công nhân và viên chức quốc phòng xuất ngũ, thôi việc trong Quân đội nhân dân, lực lượng Cảnh sát biển và công dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân.
3. Trình tự thực hiện
a) Trước thời hạn 10 ngày, tính đến ngày đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Luật Nghĩa vụ quân sự vào tháng 4 hằng năm. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày công dân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 18 Luật Nghĩa vụ quân sự về địa phương cư trú có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để trực tiếp đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị vào các ngày trong năm (theo lịch làm việc của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã);
b) Trong thời hạn 01 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm lập phiếu quân nhân dự bị, vào Sổ đăng ký quân nhân dự bị và chuyển Giấy chứng nhận đăng ký quân nhân dự bị cho công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị. Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị tại nơi cư trú;
c) Trong thời hạn 10 ngày, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp vào Sổ đăng ký quân nhân dự bị.
Theo đó, hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự dự bị phải cần phiếu quân nhân dự bị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn thì tổ chức có được phép giải trình không?
- Mẫu biên bản giao nhận tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp thế nào? Mục đích lập biên bản giao nhận tài sản góp vốn?
- Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ của Ngân hàng Nhà nước có bao nhiêu thành viên?
- Tải về 05 mẫu biên bản thỏa thuận thông dụng? Biên bản thỏa thuận là gì? Biên bản thỏa thuận không được vi phạm những gì?
- Việc nhận dạng theo dõi và kiểm soát rủi ro hoạt động trong ứng dụng công nghệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đảm bảo điều gì?