Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương mại là cơ sở để thực hiện hoạt động nào?
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương mại là cơ sở để thực hiện hoạt động nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương mại như sau:
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
...
3. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng khách hàng theo định kỳ và khi cần thiết, làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với phạm vi hoạt động, đối tượng khách hàng và tình hình thực tế của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng không bắt buộc phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Trường hợp tổ chức tín dụng phi ngân hàng xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thì phải đáp ứng các quy định tại Thông tư này.
...
Như vậy, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương mại được xây dựng để:
- Xếp hạng khách hàng theo định kỳ và khi cần thiết, làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng;
- Xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với phạm vi hoạt động, đối tượng khách hàng và tình hình thực tế của ngân hàng thương mại.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương mại là cơ sở để thực hiện hoạt động nào? (hình từ internet)
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương mại bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ như sau:
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
1. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống gồm:
a) Các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khả năng trả nợ, thanh toán của khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng, kể cả khách hàng là đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng; các thông tin về người có liên quan của khách hàng là đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;
b) Phương pháp đánh giá xếp hạng cho từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.
...
Như vậy, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng thương mại bao gồm:
- Các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khả năng trả nợ, thanh toán của khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng, kể cả khách hàng là đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;
ác thông tin về người có liên quan của khách hàng là đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;
- Phương pháp đánh giá xếp hạng cho từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.
Lưu ý: Khi xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, ngân hàng thương mại phải tuân thủ nguyên tắc tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 31/2024/TT-NHNN như sau:
- Xây dựng trên cơ sở số liệu, thông tin của tất cả khách hàng đã thu thập được trong thời gian ít nhất 01 (một) năm liền kề trước năm xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
- Ít nhất mỗi năm một lần, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xem xét, đánh giá trên cơ sở số liệu, thông tin khách hàng thu thập được trong năm; ngân hàng thực hiện sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (nếu cần thiết);
- Có quy định các mức xếp hạng tương ứng với mức độ rủi ro từ thấp đến cao;
- Được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phê duyệt áp dụng.
Khi ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, ngân hàng thương mại phải gửi những văn bản gì cho Ngân hàng nhà nước?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ như sau:
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
...
4. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc phương tiện điện tử cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 5 Điều này các văn bản sau:
a) Đối với trường hợp ban hành mới:
(i) Văn bản báo cáo về việc ban hành, áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
(ii) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tài liệu mô tả về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, quy trình thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, xếp hạng khách hàng;
(iii) Hướng dẫn sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm cả việc phân cấp, ủy quyền trong việc thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, xếp hạng khách hàng;
b) Đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung:
(i) Văn bản báo cáo về việc sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, trong đó báo cáo rõ lý do sửa đổi, bổ sung;
(ii) Các văn bản sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và hướng dẫn sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
...
Như vậy, khi ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thì trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày ban hành, ngân hàng thương mại phải gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc phương tiện điện tử cho Ngân hàng Nhà nước các văn bản sau:
- Văn bản báo cáo về việc ban hành, áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tài liệu mô tả về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, quy trình thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, xếp hạng khách hàng;
- Hướng dẫn sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm cả việc phân cấp, ủy quyền trong việc thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, xếp hạng khách hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Tờ trình đề nghị khen thưởng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là mẫu nào? Tải về tại đâu?
- Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt dự toán hàng năm của BQL dự án do chủ đầu tư thành lập mới nhất?
- Lời ngỏ báo tường 20 11? Lời ngỏ 20 11 ngắn gọn ý nghĩa? Lời ngỏ báo tường ngắn gọn 20 11 2024 Ngày Nhà giáo Việt Nam?
- Nicotine là gì? Nicotine có trong thuốc lá điện tử không? Sử dụng Nicotine liều cao có bị trầm cảm và lo âu không?
- Mẫu bảng tổng hợp văn bản quy định chi tiết ban hành không kịp thời, không đầy đủ là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền?