Hệ thống tổ chức quản lý tài chính công đoàn theo Quyết định 1408 bao gồm? Hạch toán các khoản thu và chi tài chính công đoàn?
Quy định về hệ thống tổ chức quản lý tài chính công đoàn theo Quyết định 1408 bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 6 Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1408/QĐ-TLĐ năm 2024 về hệ thống tổ chức quản lý tài chính công đoàn như sau:
Hệ thống tổ chức quản lý tài chính công đoàn
1. Đơn vị dự toán cấp 1: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2. Đơn vị dự toán cấp 2: Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương.
3. Đơn vị dự toán cấp 3: Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
4. Đơn vị dự toán cấp 4: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, cơ quan, đơn vị sự nghiệp công đoàn.
Theo đó, hệ thống tổ chức quản lý tài chính công đoàn gồm:
(1) Đơn vị dự toán cấp 1: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
(2) Đơn vị dự toán cấp 2: Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương.
(3) Đơn vị dự toán cấp 3: Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
(4) Đơn vị dự toán cấp 4: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, cơ quan, đơn vị sự nghiệp công đoàn.
Hệ thống tổ chức quản lý tài chính công đoàn theo Quyết định 1408 bao gồm? Hạch toán các khoản thu chi tài chính công đoàn? (Hình từ internet)
Hạch toán các khoản thu chi tài chính công đoàn được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1408/QĐ-TLĐ năm 2024 về hạch toán các khoản thu chi tài chính công đoàn như sau:
Hạch toán các khoản thu, chi tài chính công đoàn
Các khoản thu, chi tài chính công đoàn; nguồn kinh phí hoạt động xã hội, nguồn kinh phí dự án... phải được theo dõi trong sổ kế toán của đơn vị, quyết toán đầy đủ, kịp thời; chứng từ kế toán đảm bảo nguyên tắc theo chế độ kế toán đơn vị HCSN do Nhà nước quy định và Hướng dẫn của Tổng Liên đoàn.
Các đơn vị kế toán công đoàn được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để quản lý thu, chi tài chính công đoàn. Kế toán quản lý chặt chẽ các khoản tiền gửi ngắn hạn, dài hạn, đối chiếu số dư với ngân hàng; phản ánh chính xác, kịp thời các khoản tiền gốc, tiền lãi vào sổ kế toán, báo cáo tài chính của đơn vị.
Mỗi đơn vị kế toán chỉ tổ chức một quỹ tiền mặt. Quỹ tiền mặt phải được quản lý chặt chẽ, kiểm kê quỹ hàng tháng và đột xuất, hạn chế chi tiêu bằng tiền mặt. Định mức tồn quỹ tiền mặt cuối tháng tối đa bằng 2%/Tổng chi cho hoạt động thường xuyên theo dự toán được duyệt, phải được quy định trong quy chế chi tiêu và quản lý tài chính của đơn vị.
Theo đó, hạch toán các khoản thu chi tài chính công đoàn gồm:
(1) Các khoản thu chi tài chính công đoàn; nguồn kinh phí hoạt động xã hội, nguồn kinh phí dự án... phải được theo dõi trong sổ kế toán của đơn vị, quyết toán đầy đủ, kịp thời; chứng từ kế toán đảm bảo nguyên tắc theo chế độ kế toán đơn vị HCSN do Nhà nước quy định và Hướng dẫn của Tổng Liên đoàn.
(2) Các đơn vị kế toán công đoàn được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để quản lý thu, chi tài chính công đoàn. Kế toán quản lý chặt chẽ các khoản tiền gửi ngắn hạn, dài hạn, đối chiếu số dư với ngân hàng; phản ánh chính xác, kịp thời các khoản tiền gốc, tiền lãi vào sổ kế toán, báo cáo tài chính của đơn vị.
(3) Mỗi đơn vị kế toán chỉ tổ chức một quỹ tiền mặt. Quỹ tiền mặt phải được quản lý chặt chẽ, kiểm kê quỹ hàng tháng và đột xuất, hạn chế chi tiêu bằng tiền mặt. Định mức tồn quỹ tiền mặt cuối tháng tối đa bằng 2%/Tổng chi cho hoạt động thường xuyên theo dự toán được duyệt, phải được quy định trong quy chế chi tiêu và quản lý tài chính của đơn vị.
Niên độ và thời hạn gửi báo cáo dự toán, quyết toán tài chính công đoàn ra sao?
Căn cứ tại Điều 11 Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1408/QĐ-TLĐ năm 2024 về niên độ và thời hạn gửi báo cáo dự toán, quyết toán tài chính công đoàn như sau:
Năm tài chính công đoàn tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
(1) Đối với các cấp công đoàn, thời hạn báo cáo dự toán, quyết toán thu, chi tài chính quy định như sau:
- Dự toán thu, chi tài chính công đoàn năm sau của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương báo cáo về Tổng Liên đoàn trước ngày 31/10 năm báo cáo. Quyết toán thu, chi tài chính công đoàn, báo cáo về Tổng Liên đoàn trước ngày 31/3 của năm sau.
- Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương quy định cụ thể thời gian nộp báo cáo dự toán, quyết toán của cấp dưới, đơn vị trực thuộc cho phù hợp với quy định tại Điều này.
(2) Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn: Dự toán của năm sau báo cáo Chủ sở hữu trước ngày 31/10 hàng năm. Quyết toán thu, chi năm báo cáo Chủ sở hữu trước ngày 31/3 năm sau.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận tốc thiết kế của xe chở người bốn bánh có gắn động cơ là bao nhiêu? Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ có thời hạn sử dụng là bao lâu?
- Tử vi 12 con giáp ngày 1 4 2025 chi tiết? Tử vi hôm nay ngày 1 4 2025? Tử vi hôm nay 12 con giáp 1 4 2025?
- Người thuê nhà lưu trú công nhân có phải bàn giao lại nhà cho bên cho thuê sau khi hết hợp đồng lao động không?
- Tiêu chuẩn lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế? Thẩm quyền thành lập Hội đồng giám định tư pháp tại Sở Y tế?
- Thông tấn xã Việt Nam có tên và ký hiệu viết tắt tên giao dịch quốc tế tiếng Anh theo Nghị định 27 là gì?