Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân được phân loại ra sao?

Cho hỏi: Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân được phân loại ra sao? Ai được quyền quyết định thành lập cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân? câu hỏi của chị Trúc (Hải Phòng).

Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân được phân loại ra sao?

Căn cứ Điều 10 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:

Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam
1. Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Công an nhân dân bao gồm:
a) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong phạm vi cả nước (sau đây gọi là cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Công an);
b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh);
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam trong địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp huyện).
2. Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân bao gồm:
a) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam (sau đây gọi là cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng);
b) Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam đối với trại tạm giam, nhà tạm giữ khu vực thuộc phạm vi quản lý;
c) Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh thực hiện quản lý tạm giữ đối với Buồng tạm giữ của đồn biên phòng.

Chiếu theo quy định này thì hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân được phân loại như sau:

- Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam (sau đây gọi là cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng);

- Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam đối với trại tạm giam, nhà tạm giữ khu vực thuộc phạm vi quản lý;

- Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh thực hiện quản lý tạm giữ đối với Buồng tạm giữ của đồn biên phòng.

Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân được phân loại ra sao?

Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân được phân loại ra sao? (Hình từ internet)

Ai có thẩm quyền quyết định thành lập cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân?

Tại Điều 11 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:

Hệ thống tổ chức cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam
1. Cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam bao gồm:
a) Trại tạm giam thuộc Bộ Công an;
b) Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng;
c) Trại tạm giam Công an cấp tỉnh; trại tạm giam thuộc quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là trại tạm giam cấp quân khu);
d) Nhà tạm giữ Công an cấp huyện; nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân;
đ) Buồng tạm giữ của đồn biên phòng ở hải đảo, biên giới xa trung tâm hành chính cấp huyện.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập, giải thể, quy mô, thiết kế cơ sở giam giữ; ban hành nội quy của cơ sở giam giữ trong Công an nhân dân.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, giải thể, quy mô, thiết kế cơ sở giam giữ; ban hành nội quy của cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân.

Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền quyết định thành lập, giải thể, quy mô, thiết kế cơ sở giam giữ; ban hành nội quy của cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân.

Cơ cấu tổ chức của nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 14 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định như sau:

Cơ cấu, tổ chức của nhà tạm giữ, trại tạm giam
1. Nhà tạm giữ được tổ chức như sau:
a) Nhà tạm giữ có buồng tạm giữ, buồng tạm giam, buồng kỷ luật, buồng quản lý phạm nhân; có các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng hình sự. Tùy quy mô giam giữ, nhà tạm giữ có thể có các công trình phục vụ sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt tù; có các công trình làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại nhà tạm giữ;
b) Tổ chức bộ máy của nhà tạm giữ trong Công an nhân dân gồm có Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
c) Tổ chức bộ máy của nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân gồm có Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
d) Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác do Chính phủ quy định.
...

Đối chiếu với quy định này thì nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân có cơ cấu tổ chức như sau:

- Trưởng nhà tạm giữ;

- Phó Trưởng nhà tạm giữ;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, tham mưu tổng hợp;

- Hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;

Quân đội nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho người đang ở trong Quân đội nhân dân
Pháp luật
Khi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân có bao nhiêu người? Quân đội nhân dân là lực lượng như thế nào?
Pháp luật
Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
Pháp luật
Mức tiền thưởng của Quân đội nhân dân từ 25/12/2024 theo Thông tư 95/2024/TT-BQP như thế nào?
Pháp luật
Tổng Tham mưu trưởng có phải là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam không? Ai có quyền bổ nhiệm?
Pháp luật
Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng từ trần thì sẽ được tổ chức lễ tang theo cấp nào?
Pháp luật
Mức lương đại úy quân đội mới nhất hiện nay? Lương đại úy quân đội từ ngày 1 7 2024 tăng lên như thế nào?
Pháp luật
Chủ tịch nước có quyền cách chức Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam không? Tổng tham mưu trưởng được giữ cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Pháp luật
Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong việc thực hiện những nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Ngày 17 tháng 8 là ngày gì? Ngày 17 tháng 8 năm 2024 là thứ mấy? Điện ảnh Quân đội nhân dân là gì?
Pháp luật
Mức lương Đại tá Quân đội nhân dân theo từng lần nâng lương mới nhất? Ai có thẩm quyền nâng lương sĩ quan?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quân đội nhân dân
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
3,514 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quân đội nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân đội nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào