Hệ thống thông tin phục vụ khách hàng không yêu cầu vận hành 24/7 trong hoạt động ngân hàng là hệ thống thông tin cấp mấy?
- Hệ thống thông tin phục vụ khách hàng không yêu cầu vận hành 24/7 trong hoạt động ngân hàng là hệ thống thông tin cấp mấy?
- Dữ liệu nhật ký của hệ thống thông tin cấp độ 2 trong hoạt động ngân hàng được lưu trực tuyến bao nhiêu tháng?
- Hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ trực tuyến cho khách hàng trong hoạt động ngân hàng phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Hệ thống thông tin phục vụ khách hàng không yêu cầu vận hành 24/7 trong hoạt động ngân hàng là hệ thống thông tin cấp mấy?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2020/TT-NHNN có quy định như sau:
Phân loại hệ thống thông tin
1. Đối với hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ trực tuyến cho khách hàng, các tổ chức thực hiện phân loại theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Đối với các hệ thống thông tin khác, thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều này.
2. Hệ thống thông tin cấp độ 1 là hệ thống thông tin phục vụ hoạt động nội bộ của tổ chức và chỉ xử lý thông tin công cộng.
3. Hệ thống thông tin cấp độ 2 là hệ thống thông tin có một trong các tiêu chí sau:
a) Hệ thống thông tin phục vụ hoạt động nội bộ của tổ chức, có xử lý thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng, thông tin hạn chế tiếp cận theo quy định của tổ chức nhưng không xử lý thông tin bí mật nhà nước;
b) Hệ thống thông tin phục vụ khách hàng không yêu cầu vận hành 24/7;
c) Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động của một số bộ phận thuộc tổ chức hoặc của tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hệ thống thông tin phục vụ khách hàng không yêu cầu vận hành 24/7 trong hoạt động ngân hàng là hệ thống thông tin cấp độ 2.
Hệ thống thông tin phục vụ khách hàng không yêu cầu vận hành 24/7 trong hoạt động ngân hàng là hệ thống thông tin cấp mấy? (Hình từ Internet)
Dữ liệu nhật ký của hệ thống thông tin cấp độ 2 trong hoạt động ngân hàng được lưu trực tuyến bao nhiêu tháng?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 09/2020/TT-NHNN có quy định như sau:
Giám sát và ghi nhật ký hoạt động của hệ thống thông tin
Tổ chức thực hiện giám sát và ghi nhật ký hoạt động của hệ thống thông tin từ cấp độ 2 trở lên như sau:
1. Ghi và lưu trữ nhật ký về hoạt động của hệ thống thông tin và người sử dụng, các lỗi phát sinh, các sự cố an toàn thông tin nếu hệ thống hỗ trợ, tối thiểu bao gồm:
a) Thông tin kết nối mạng (firewall log);
b) Thông tin đăng nhập;
c) Thông tin thay đổi cấu hình;
d) Thông tin truy cập dữ liệu và dịch vụ quan trọng (nếu có);
đ) Thông tin các lỗi phát sinh trong quá trình hoạt động;
e) Thông tin cảnh báo từ các thiết bị;
g) Thông tin hiệu năng hoạt động của thiết bị (đối với hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên).
2. Dữ liệu nhật ký của các hệ thống thông tin cấp độ 2 phải được lưu trực tuyến tối thiểu 1 tháng và sao lưu tối thiểu 6 tháng. Dữ liệu nhật ký của các hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên phải được lưu trực tuyến tối thiểu 3 tháng theo hình thức tập trung và sao lưu tối thiểu một năm.
3. Có phương án giám sát, cảnh báo khi có thay đổi thông tin bí mật lưu trên hệ thống lưu trữ/phương tiện lưu trữ của các hệ thống thông tin từ cấp độ 4 trở lên.
4. Bảo vệ các chức năng ghi nhật ký và thông tin nhật ký, chống giả mạo, thay đổi và truy cập trái phép; bảo đảm người quản trị hệ thống và người sử dụng không thể xóa hay sửa đổi nhật ký hệ thống ghi lại các hoạt động của chính họ.
5. Thực hiện việc đồng bộ thời gian giữa các hệ thống thông tin.
Như vậy, theo quy định trên thì dữ liệu nhật ký của hệ thống thông tin cấp độ 2 trong hoạt động ngân hàng được lưu trực tuyến 1 tháng và sao lưu tối thiểu 6 tháng.
Hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ trực tuyến cho khách hàng trong hoạt động ngân hàng phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 09/2020/TT-NHNN thì hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ trực tuyến cho khách hàng trong hoạt động ngân hàng phải tuân thủ tiêu chuẩn TCVN 11930:2017 và đáp ứng các yêu cầu sau:
- Bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu trao đổi với khách hàng trong giao dịch trực tuyến;
- Dữ liệu trên đường truyền phải bảo đảm tính bí mật và phải được truyền đầy đủ, đúng địa chỉ và có biện pháp bảo vệ để phát hiện các thay đổi hoặc sao chép trái phép;
- Đánh giá cấp độ rủi ro trong giao dịch trực tuyến theo đối tượng khách hàng, loại giao dịch, hạn mức giao dịch để cung cấp giải pháp xác thực giao dịch phù hợp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Trang thông tin điện tử giao dịch trực tuyến phải được áp dụng các biện pháp chứng thực chống giả mạo và ngăn chặn, chống sửa đổi trái phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?