Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Chủ quản nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước phải tự xác định quy mô số lượng người sử dụng khi nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo chủ quản hệ thống thông tin bao gồm chủ quản nào?
Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
Phân loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo quy mô số lượng người sử dụng được quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2024/NĐ-CP như sau:
Phân loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo quy mô số lượng người sử dụng
1. Người sử dụng trên hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử khi người sử dụng đó có ít nhất một hoạt động: đăng nhập, truy cập thông tin, sử dụng dịch vụ trên hệ thống thông tin đó.
2. Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử quy mô lớn là hệ thống thông tin có số lượng người sử dụng trung bình theo tháng tại Việt Nam từ 3% đến 10% tổng dân số theo công bố chính thức gần nhất của cơ quan có thẩm quyền.
3. Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử quy mô rất lớn là hệ thống thông tin có số lượng người sử dụng trung bình theo tháng tại Việt Nam trên 10% tống dân số theo công bố chính thức gần nhất của cơ quan có thẩm quyền.
4. Số liệu được sử dụng để xác định quy mô hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này là trung bình cộng số lượng người sử dụng có hoạt động trên nền tảng của 12 tháng gần nhất.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông theo từng thời kỳ thực hiện đánh giá, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung phân loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Như vậy, căn cứ theo quy định trê thì hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng trung bình theo tháng tại Việt Nam trên 10% tống dân số theo công bố chính thức gần nhất của cơ quan có thẩm quyền thì được xem là hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử quy mô rất lớn.
Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn? (Hình từ Internet)
Chủ quản nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước phải tự xác định quy mô số lượng người sử dụng khi nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 18 Nghị định 137/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Xác định nền tảng số trung gian quy mô lớn, rất lớn phục vụ giao dịch điện tử
1. Phân loại nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử theo quy mô số lượng người sử dụng:
a) Nền tảng số trung gian quy mô lớn phục vụ giao dịch điện tử là hệ thống thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này tạo môi trường điện tử cho phép các bên thực hiện giao dịch hoặc cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc sử dụng để phát triển sản phẩm, dịch vụ mà chủ quản độc lập với các bên thực hiện giao dịch;
b) Nền tảng số trung gian quy mô rất lớn phục vụ giao dịch điện tử là hệ thống thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này tạo môi trường điện tử cho phép các bên thực hiện giao dịch hoặc cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc sử dụng để phát triển sản phẩm, dịch vụ mà chủ quản độc lập với các bên thực hiện giao dịch.
2. Chủ quản nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử tự xác định quy mô số lượng người sử dụng:
a) Không quá 12 tháng kể từ khi Nghị định này có hiệu lực, chủ quản nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử có hoạt động từ 12 tháng trở lên có trách nhiệm tự xác định quy mô số lượng người sử dụng.
b) Định kỳ trước 31 tháng 01 hằng năm sau thời điểm tự xác định quy mô lần đầu tiên, chủ quản nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử trách nhiệm tự xác định quy mô số lượng người sử dụng.
Trường hợp đáp ứng tiêu chí xác định nền tảng số trung gian quy mô lớn, rất lớn, chủ quản nền tảng số thực hiện báo cáo, cung cấp số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước.
Theo đó, chủ quản nền tảng số trung gian phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có hoạt động từ 12 tháng trở lên có trách nhiệm tự xác định quy mô số lượng người sử dụng trong vòng 12 tháng kể từ khi Nghị định 137/2024/NĐ-CP có hiệu lực (tức kể từ ngày ngày 23/10/2024).
Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo chủ quản hệ thống thông tin bao gồm chủ quản nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 137/2024/NĐ-CP như sau:
Phân loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo chủ quản hệ thống thông tin
1. Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý trực tiếp đối với hệ thống thông tin đó.
2. Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử được phân loại theo chủ quản hệ thống thông tin, bao gồm:
a) Chủ quản là cơ quan, tổ chức nhà nước;
b) Chủ quản là tổ chức, doanh nghiệp;
c) Chủ quản là cá nhân.
...
Theo đó, hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử theo chủ quản hệ thống thông tin bao gồm chủ quản sau đây:
- Chủ quản là cơ quan, tổ chức nhà nước;
- Chủ quản là tổ chức, doanh nghiệp;
- Chủ quản là cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?