Hệ thống Quỹ vì người nghèo được phân thành mấy cấp? Nhiệm vụ của Ban vận động Quỹ vì người nghèo là gì?
Hệ thống Quỹ vì người nghèo được phân thành mấy cấp?
Căn cứ theo Điều 2 Quy chế vận động, quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” sửa đổi năm 2016 do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1198/QĐ-MTTW-ĐCT quy định về hệ thống Quỹ như sau:
Hệ thống Quỹ
1. Quỹ được thành lập ở 4 cấp, gồm:
Quỹ cấp trung ương, Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cấp huyện, Quỹ cấp xã.
2. Ở mỗi cấp có Ban vận động, quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” (gọi chung là Ban vận động Quỹ).
3. Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng để giao dịch; được mở tài khoản tại hệ thống Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại cổ phần (do nhà nước chi phối) để giao dịch. Trường hợp Ban vận động cấp xã chưa có con dấu riêng thì được sử dụng con dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để hoạt động.
Theo đó, hệ thống quỹ vì người nghèo được thành lập ở 4 cấp, bao gồm: Quỹ cấp trung ương, Quỹ cấp tỉnh, Quỹ cấp huyện, Quỹ cấp xã.
Quỹ vì người nghèo (Hình từ Internet)
Tổ chức của Ban vận động Quỹ vì người nghèo các cấp được quy định như thế nào?
Tại Điều 4 Quy chế vận động, quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” sửa đổi năm 2016 do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1198/QĐ-MTTW-ĐCT quy định như sau:
Tổ chức của Ban vận động Quỹ các cấp
1. Thành phần và thẩm quyền thành lập Ban vận động Quỹ các cấp
a) Ban vận động Quỹ trung ương do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành lập sau khi thống nhất với các cơ quan có liên quan, gồm đại diện lãnh đạo:
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trưởng Ban vận động Quỹ Trung ương do Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký làm Trưởng ban.
b) Ban vận động Quỹ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó thành lập hoặc thống nhất với Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập, sau khi thống nhất với các cơ quan có liên quan. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp làm Trưởng ban vận động Quỹ cùng cấp.
c) Thường trực của Ban vận động Quỹ từng cấp gồm Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
d) Ban vận động Quỹ trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện có Văn phòng giúp việc hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, gồm một số cán bộ, công chức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành Tài chính, một số cơ quan có liên quan. Văn phòng giúp việc Ban vận động Quỹ cấp nào đặt tại cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó.
Ban vận động Quỹ cấp xã có bộ phận giúp việc đặt tại trụ sở cấp xã.
2. Trách nhiệm của thành viên Ban vận động trung ương
a) Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn vận động, quản lý, sử dụng Quỹ các cấp; tổ chức hoạt động của Quỹ trung ương.
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn xác định đúng đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 9 được hỗ trợ theo quy định của Nhà nước.
c) Bộ Tài chính, hướng dẫn, kiểm tra việc thu, chi Quỹ theo đúng quy định của pháp luật về chế độ tài chính, kế toán, thống kê của Nhà nước.
d) Các thành viên khác tổ chức vận động ủng hộ xây dựng Quỹ phù hợp với chức năng và điều kiện của tổ chức mình và đề xuất hỗ trợ các đối tượng theo khoản 1 Điều 9 của Quy chế này.
Nhiệm vụ của Ban vận động Quỹ vì người nghèo là gì?
Về nhiệm vụ của Ban vận động Quỹ vì người nghèo, tại Điều 5 Quy chế vận động, quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” sửa đổi năm 2016 do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1198/QĐ-MTTW-ĐCT có quy định như sau:
- Nhiệm vụ của Ban vận động Quỹ ở từng cấp
+ Tổ chức vận động và điều hành Quỹ đúng quy định; công khai, minh bạch mọi khoản thu, chi và chấp hành đúng chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước.
+ Kiểm tra các hoạt động của Ban vận động Quỹ cấp dưới.
+ Báo cáo hoạt động quản lý, sử dụng Quỹ với Ban vận động cấp trên, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Tài chính cùng cấp.
+ Thống nhất mức chi cho các nội dung chi của Quỹ cùng cấp trên cơ sở hướng dẫn của Ban vận động Quỹ cấp trên.
- Ban vận động Quỹ mỗi cấp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức và hoạt động Quỹ cấp đó.
- Chế độ họp của Ban vận động Quỹ: Họp định kỳ 6 tháng, một năm và đột xuất (nếu cần thiết).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?