Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (BCMS) có những thành phần chính nào? BCMS có những lợi ích gì?
Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (BCMS) có những thành phần chính nào?
Theo Mục 01 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 22301:2023 (ISO 22301:2019) về An ninh và khả năng thích ứng - Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục - Các yêu cầu quy định về Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (BCMS) như sau:
- BCMS nhấn mạnh tầm quan trọng của:
+ Việc hiểu nhu cầu của tổ chức và sự cần thiết đối với việc thiết lập chính sách và mục tiêu quản lý kinh doanh liên tục,
+ Triển khai và duy trì các quá trình, khả năng và cơ cấu ứng phó để đảm bảo rằng tổ chức sẽ vượt qua các gián đoạn,
+ Theo dõi và xem xét kết quả thực hiện và hiệu lực của Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục, và
+ Cải tiến liên tục dựa trên các biện pháp định tính và định lượng.
BCMS cũng giống như các hệ thống quản lý khác có các thành phần chính sau:
- Chính sách;
- Nhân sự có năng lực với các trách nhiệm xác định;
- Các quá trình quản lý liên quan đến:
+ Chính sách,
+ Hoạch định,
+ Áp dụng và triển khai,
+ Đánh giá kết quả thực hiện,
+ Xem xét của lãnh đạo, và
+ Cải tiến liên tục;
+ Thông tin dạng văn bản hỗ trợ cho kiểm soát việc thực hiện và giúp đánh giá kết quả thực hiện.
Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (BCMS) có những thành phần chính nào? (Hình từ Internet)
Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục có những lợi ích gì?
Lợi ích của hệ thống quản lý kinh doanh liên tục được quy định tại Mục 02 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 22301:2023 (ISO 22301:2019) về An ninh và khả năng thích ứng - Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục - Các yêu cầu như sau:
Mục đích của hệ thống quản lý kinh doanh liên tục là chuẩn bị, đưa ra và duy trì các kiểm soát và khả năng quản lý năng lực tổng thể của tổ chức để duy trì hoạt động trong thời gian gián đoạn. Để đạt được điều này, tổ chức:
(1) Ở góc độ hoạt động kinh doanh:
- Hỗ trợ cho các mục tiêu chiến lược của tổ chức;
- Tạo lợi thế cạnh tranh;
- Bảo vệ và nâng cao uy tín và sự tin cậy cho tổ chức;
- Xây dựng khả năng thích ứng của tổ chức;
(2) Ở góc độ tài chính:
- Giảm hứng chịu rủi ro về pháp lý và tài chính;
- Giảm chi phí trực tiếp và gián tiếp do việc gián đoạn;
(3) Ở góc độ các bên quan tâm:
- Bảo vệ sinh mạng, tài sản và môi trường;
- Xem xét mong đợi của các bên quan tâm;
- Mang lại lòng tin vào khả năng thành công của tổ chức;
(4) Đối với các quá trình nội bộ của tổ chức:
- Nâng cao khả năng duy trì hiệu lực trong quá trình gián đoạn;
- Chứng tỏ việc kiểm soát chủ động các rủi ro một cách hiệu lực và hiệu quả;
- Giải quyết những điểm yếu trong hoạt động của tổ chức.
Yêu cầu khi thiết lập chính sách kinh doanh liên tục?
Yêu cầu khi thiết lập chính sách kinh doanh liên tục được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 22301:2023 (ISO 22301:2019) về An ninh và khả năng thích ứng - Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục - Các yêu cầu như sau:
Sự lãnh đạo
...
5.2 Chính sách
5.2.1 Thiết lập chính sách kinh doanh liên tục
Lãnh đạo cao nhất phải thiết lập chính sách kinh doanh liên tục:
a) thích hợp với mục đích của tổ chức;
b) đưa ra khuôn khổ cho việc thiết lập các mục tiêu kinh doanh liên tục;
c) bao gồm việc cam kết thỏa mãn các yêu cầu được áp dụng;
d) bao gồm việc cam kết cải tiến liên tục BCMS.
5.2.2 Trao đổi thông tin về chính sách kinh doanh liên tục
Chính sách kinh doanh liên tục phải:
a) sẵn có bằng thông tin dạng văn bản;
b) được truyền đạt trong tổ chức;
c) sẵn có cho các bên quan tâm liên quan, khi thích hợp.
5.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng trách nhiệm và quyền hạn của các vị trí thích hợp được phân công và truyền đạt trong tổ chức.
Lãnh đạo cao nhất phải phân công trách nhiệm và quyền hạn:
a) để đảm bảo rằng BCMS phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này;
b) báo cáo về kết quả thực hiện BCMS cho lãnh đạo cao nhất.
...
Theo đó, khi thiết lập chính sách kinh doanh liên tục, lãnh đạo cao nhất phải thiết lập sao cho:
- Thích hợp với mục đích của tổ chức;
- Đưa ra khuôn khổ cho việc thiết lập các mục tiêu kinh doanh liên tục;
- Bao gồm việc cam kết thỏa mãn các yêu cầu được áp dụng;
- Bao gồm việc cam kết cải tiến liên tục Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục.
Lưu ý:
- Chính sách kinh doanh liên tục phải: sẵn có bằng thông tin dạng văn bản; được truyền đạt trong tổ chức và sẵn có cho các bên quan tâm liên quan, khi thích hợp.
- Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng trách nhiệm và quyền hạn của các vị trí thích hợp được phân công và truyền đạt trong tổ chức.
- Lãnh đạo cao nhất phải phân công trách nhiệm và quyền hạn: Để đảm bảo rằng hệ thống quản lý kinh doanh liên tục phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này; Báo cáo về kết quả thực hiện hệ thống quản lý kinh doanh liên tục cho lãnh đạo cao nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?