Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài là gì? Đối tượng nào được truy cập và trao đổi thông tin với Hệ thống?
- Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài là gì?
- Những đối tượng nào được truy cập và trao đổi thông tin với Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài?
- Cơ quan nào có trách nhiệm cấp tài khoản cho doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài để truy cập Hệ thống?
Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài là gì?
Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 4a Thông tư 72/2014/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2019/TT-BTC) như sau:
Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài và cách truy cập
1. Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài (sau đây gọi tắt là Hệ thống) là hệ thống tích hợp, lưu trữ, trao đổi thông tin liên quan đến việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định tại Thông tư này do Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý và vận hành.
2. Các đối tượng được truy cập và trao đổi thông tin với Hệ thống:
a) Cơ quan hải quan;
b) Cơ quan thuế;
c) Ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài;
d) Doanh nghiệp được cơ quan thuế công nhận là doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài.
3. Truy cập, trao đổi thông tin qua Hệ thống:
a) Các đối tượng quy định tại điểm a, điểm c, điểm d khoản 2 Điều này sử dụng tài khoản cơ quan hải quan cấp để truy cập Hệ thống.
...
Như vậy, Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài là hệ thống tích hợp, lưu trữ, trao đổi thông tin liên quan đến việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định tại Thông tư 72/2014/TT-BTC, điểm b khoản 17 Điều 1 Thông tư 92/2019/TT-BTC do Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý và vận hành.
Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài là gì? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào được truy cập và trao đổi thông tin với Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài?
Các đối tượng được truy cập và trao đổi thông tin với Hệ thống được quy định tại khoản 2 Điều 4a Thông tư 72/2014/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2019/TT-BTC) như sau:
Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài và cách truy cập
...
2. Các đối tượng được truy cập và trao đổi thông tin với Hệ thống:
a) Cơ quan hải quan;
b) Cơ quan thuế;
c) Ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài;
d) Doanh nghiệp được cơ quan thuế công nhận là doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài.
3. Truy cập, trao đổi thông tin qua Hệ thống:
a) Các đối tượng quy định tại điểm a, điểm c, điểm d khoản 2 Điều này sử dụng tài khoản cơ quan hải quan cấp để truy cập Hệ thống.
b) Cơ quan thuế thực hiện cung cấp thông tin về doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho Hệ thống theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
c) Ngay sau khi nhận được thông tin về doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng do cơ quan thuế truyền đến Hệ thống, cơ quan hải quan (Tổng cục Hải quan) gửi tài khoản và mật khẩu truy cập Hệ thống cho doanh nghiệp qua địa chỉ thư điện tử đã được doanh nghiệp đăng ký.
...
Như vậy, theo quy định, những đối tượng được truy cập và trao đổi thông tin với Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài gồm có:
(1) Cơ quan hải quan;
(2) Cơ quan thuế;
(3) Ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài;
(4) Doanh nghiệp được cơ quan thuế công nhận là doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài.
Cơ quan nào có trách nhiệm cấp tài khoản cho doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài để truy cập Hệ thống?
Việc cấp tài khoản truy cập Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài được quy định tại khoản 3 Điều 4a Thông tư 72/2014/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2019/TT-BTC) như sau:
Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài và cách truy cập
...
3. Truy cập, trao đổi thông tin qua Hệ thống:
a) Các đối tượng quy định tại điểm a, điểm c, điểm d khoản 2 Điều này sử dụng tài khoản cơ quan hải quan cấp để truy cập Hệ thống.
b) Cơ quan thuế thực hiện cung cấp thông tin về doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho Hệ thống theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
c) Ngay sau khi nhận được thông tin về doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng do cơ quan thuế truyền đến Hệ thống, cơ quan hải quan (Tổng cục Hải quan) gửi tài khoản và mật khẩu truy cập Hệ thống cho doanh nghiệp qua địa chỉ thư điện tử đã được doanh nghiệp đăng ký.
d) Doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng truy cập Hệ thống và thay đổi mật khẩu truy cập Hệ thống.
đ) Việc truy cập, trao đổi thông tin giữa các đơn vị, tổ chức qua Hệ thống phải đảm bảo đúng thẩm quyền và phải ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Như vậy, theo quy định, cơ quan hải quản có trách nhiệm cấp tài khoản cho doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài để doanh nghiệp truy cập Hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?