Hệ thống ngân hàng thương mại được lựa chọn để mở tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước phải có hệ thống ngân hàng lõi đặt tại đâu?
- Hệ thống ngân hàng lõi là gì?
- Hệ thống ngân hàng thương mại được lựa chọn để mở tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước phải có hệ thống ngân hàng lõi đặt tại đâu?
- Kho bạc Nhà nước Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn gì quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng thương mại?
Hệ thống ngân hàng lõi là gì?
Hệ thống ngân hàng lõi được giải thích tại khoản 12 Điều 2 Thông tư 58/2019/TT-BTC thì hệ thống ngân hàng lõi (sau đây viết tắt là Core Banking): Là một phần mềm hệ thống về ngân hàng lõi, hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng,... hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro,... trong hệ thống ngân hàng, là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của một hệ thống ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng thương mại được lựa chọn để mở tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước phải có hệ thống ngân hàng lõi đặt tại đâu? (Hình từ Internet)
Hệ thống ngân hàng thương mại được lựa chọn để mở tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước phải có hệ thống ngân hàng lõi đặt tại đâu?
Hệ thống ngân hàng thương mại được lựa chọn để mở tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước phải có hệ thống ngân hàng lõi đặt tại đâu, thì theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 58/2019/TT-BTC, được sửa đổi bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BTC như sau:
Nơi mở tài khoản của Kho bạc Nhà nước
…
5. Các hệ thống NHTM được lựa chọn để mở tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Có hệ thống Core Banking đặt tại Việt Nam.
b) Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng đáp ứng yêu cầu kết nối và trao đổi thông tin thanh toán song phương điện tử với KBNN, đảm bảo các tiêu chuẩn kết nối theo yêu cầu của KBNN Trung ương.
c) Đã kết nối với Cổng thông tin điện tử và thực hiện phối hợp thu ngân sách nhà nước với cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan.
d) Cam kết với KBNN:
- Có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu triển khai thanh toán song phương điện tử và tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước với KBNN.
- Đáp ứng các yêu cầu về thực hiện ủy nhiệm thu, chi ngân quỹ nhà nước bằng tiền mặt của KBNN (đối với NHTM mà KBNN mở tài khoản thanh toán); đáp ứng các yêu cầu về thực hiện ủy nhiệm thu ngân quỹ nhà nước bằng tiền mặt của KBNN (đối với NHTM mà KBNN mở tài khoản chuyên thu).
- Phối hợp với KBNN xây dựng và thực hiện thỏa thuận về tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước và thanh toán song phương điện tử.
Như vậy, theo quy định trên thì hệ thống ngân hàng thương mại được lựa chọn để mở tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước phải có hệ thống ngân hàng lõi đặt tại Việt Nam.
Kho bạc Nhà nước Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn gì quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng thương mại?
Kho bạc Nhà nước Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn gì quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng thương mại, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 58/2019/TT-BTC như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước
1. KBNN Trung ương:
a) Quản lý và sử dụng tài khoản theo đúng quy định tại Thông tư này để thực hiện thanh toán nhanh chóng, chính xác và an toàn.
b) Tổ chức điều hành số dư trên các tài khoản theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư này, đảm bảo khả năng thanh toán của toàn hệ thống KBNN.
c) Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản tại ngân hàng theo quy định của NHNN Việt Nam và NHTM nơi KBNN mở tài khoản.
d) Phối hợp với các hệ thống NHTM nơi mở tài khoản thống nhất thỏa thuận quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước và thanh toán song phương điện tử giữa KBNN Trung ương và từng hệ thống NHTM (bao gồm các nội dung chủ yếu theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) đáp ứng yêu cầu thanh toán và đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Sở Giao dịch KBNN, KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện:
a) Quản lý và sử dụng tài khoản theo đúng quy định tại Thông tư này để thực hiện thanh toán nhanh chóng, chính xác và an toàn; đồng thời, tạo thuận lợi cho các đơn vị, cá nhân trong quá trình giao dịch với KBNN.
b) Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản tại ngân hàng theo quy định của NHNN Việt Nam và NHTM nơi mở tài khoản.
Theo đó, trong quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước mở tại Ngân hàng thương mại thì Kho bạc Nhà nước Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Quản lý và sử dụng tài khoản theo đúng quy định tại Thông tư này để thực hiện thanh toán nhanh chóng, chính xác và an toàn.
- Tổ chức điều hành số dư trên các tài khoản theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư này, đảm bảo khả năng thanh toán của toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước mở.
- Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở mở tài khoản.
- Phối hợp với các hệ thống Ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản thống nhất thỏa thuận quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước và thanh toán song phương điện tử giữa Kho bạc Nhà nước mở Trung ương và từng hệ thống Ngân hàng thương mại (bao gồm các nội dung chủ yếu theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) đáp ứng yêu cầu thanh toán và đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?