Hệ thống làm việc là gì? Khi tiến hành thiết kế một hệ thống làm việc, cần tiến hành xử lý việc thiết kế các thành tố nào?
Hệ thống làm việc là gì?
Hệ thống làm việc được giải thích tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7437:2018 (ISO 6385:2016) như sau:
Hệ thống làm việc (work system)
Hệ thống bao gồm một hoặc nhiều người lao động (2.4) và thiết bị làm việc (2.6) tác động với nhau để thực hiện chức năng của hệ thống (2.21), trong không gian làm việc (2.9), trong môi trường làm việc (2.8), được xác định bởi nhiệm vụ làm việc (2.17).
Bên cạnh đó có một số khái niệm có thể hiểu như sau:
Người lao động (worker)
Người thực hiện một hay nhiều nhiệm vụ trong một hệ thống làm việc (2.2) để đạt được mục tiêu.
[NGUỒN: ISO 26800:2011, 2.11, từ đồng nghĩa “người vận hành” đã được lược bỏ]
Thiết bị làm việc (work equipment)
Các công cụ, bao gồm cả phần cứng và phần mềm, máy, phương tiện vận chuyển, thiết bị, đồ đạc, thiết bị lắp sẵn và các bộ phận hợp thành khác thường được sử dụng trong hệ thống làm việc (2.2).
Chức năng của hệ thống (system function)
Loại hoạt động chính được thực hiện bởi một hệ thống.
Không gian làm việc (workspace)
Khoảng không gian được phân bổ cho một hoặc nhiều người trong hệ thống làm việc (2.2) để hoàn thành nhiệm vụ làm việc (2.17).
Môi trường làm việc (work environment)
Các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, tổ chức, xã hội và văn hóa xung quanh một người lao động (2.4).
Nhiệm vụ làm việc (work task)
Một hoạt động hoặc tập hợp các hoạt động được quy định đối với người lao động (2.4) để thực hiện một kết quả nhất định.
Hệ thống làm việc (Hình từ Internet)
Thiết kế hệ thống làm việc được thực hiện theo những quá trình như thế nào?
Thiết kế hệ thống làm việc được thực hiện theo những quá trình được quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7437:2018 (ISO 6385:2016) như sau:
Thuật ngữ “Thiết kế” dùng để chỉ quá trình lặp đi lặp lại và có cấu trúc của một số giai đoạn thiết kế, mà kết quả đem lại chính là thiết kế mới hay thiết kế lại.
Quá trình thiết kế hệ thống làm việc cần bao gồm tất cả các bước xuyên suốt chu kỳ của hệ thống làm việc từ lý thuyết đến sự phát triển, nhận thức, triển khai, tận dụng, duy trì và hỗ trợ đến khi loại bỏ (tháo dỡ), cần tiến hành kiểm tra xác nhận ở từng giai đoạn để khẳng định những yêu cầu đã được quy định đang được đáp ứng.
Đội ngũ thiết kế đa ngành nghề là phù hợp nhất đối với quá trình này. Hoạt động trong các giai đoạn của quá trình thiết kế này bao gồm phân tích, tổng hợp, mô phỏng và đánh giá (xem EN 16710-2).
CHÚ THÍCH 1: Đội ngũ thiết kế đa ngành nghề có thể bao gồm các kỹ sư, người vận hành, các nhà ecgônômi, chuyên gia về lĩnh vực an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, các nhà quản lý, dịch vụ tài chính và bên mua sắm.
Từng biến số trong số rất nhiều biến số được mô tả trong các mục nhỏ sau đây sẽ ảnh hưởng lẫn nhau.
Những quyết định liên quan, ví dụ như: sự phân bổ các chức năng khác nhau đối với con người và thiết bị, thiết kế của bất kỳ giao diện nào hay những yêu cầu về đào tạo, tất cả đều tương tác tới mức người thiết kế cần phải đánh giá các phương án lựa chọn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Quá trình đánh giá các lựa chọn phù hợp thường lặp đi lặp lại cho tới khi thu thập đủ thông tin cho mỗi lĩnh vực. Việc kết nối và các đánh giá cuối cùng của thông tin được tiến hành ở các bước tiếp theo của quá trình thiết kế. Điều quan trọng là đảm bảo các biện pháp và kỹ thuật phù hợp được áp dụng trong việc nhận thức thiết kế một hệ thống làm việc mới.
CHÚ THÍCH 2: ISO 26800 liệt kê những yêu cầu cơ bản dành cho thiết kế có định hướng về ecgônômi.
CHÚ THÍCH 3: Xem ISO/TR 16982 về các phương pháp khả dụng hỗ trợ việc thiết kế lấy con người làm trung tâm.
CHÚ THÍCH 4: Hệ thống làm việc có thể thay đổi hoặc mở rộng qua thời gian và không nhất thiết phải ổn định và không đổi.
Khi tiến hành thiết kế một hệ thống làm việc, cần tiến hành xử lý việc thiết kế các thành tố nào?
Khi tiến hành thiết kế một hệ thống làm việc, cần tiến hành xử lý việc thiết kế các thành tố được quy định tại tiết 3.6.1 Mục 3.6 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7437:2018 (ISO 6385:2016) như sau:
Các phụ mục sau kiểm tra việc thiết kế các thành tố hình thành nên hệ thống làm việc đã phát triển nhằm đem lại sự hiểu biết sâu sắc hơn về phạm vi nhu cầu của việc thiết kế hệ thống làm việc ecgônômi.
Khi tiến hành thiết kế một hệ thống làm việc, cần tiến hành xử lý việc thiết kế các thành tố sau đây:
- Thiết kế tổ chức làm việc (3.6.2);
- Thiết kế nhiệm vụ làm việc (3.6.3);
- Thiết kế công việc (3.6.4);
- Thiết kế môi trường làm việc (3.6.5);
- Thiết kế máy và giao diện làm việc (3.6.6);
- Thiết kế không gian làm việc và nơi làm việc (3.6.7).
Các thành tố kể trên cần được thiết kế phù hợp với sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Tiến trình đề cập ở trên không phải là một tiến trình bắt buộc đối dành cho quá trình thiết kế. Cần có những tương tác giữa các thành tố này để đạt được các giải pháp tối ưu.
Thiết kế hệ thống là một quá trình linh hoạt. Hệ thống làm việc chắc chắn sẽ thay đổi từ khái niệm thiết kế lần sử dụng đầu tiên đến các bước.
Quá trình thiết kế không bị giới hạn ở giai đoạn thiết kế, mà sẽ mở rộng triển khai và đặc biệt ở giai đoạn bắt đầu sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?