Hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân được nâng cấp khi nào? Đơn vị quản lý hệ thống này muốn nâng cấp thì hồ sơ gồm những gì?
- Hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân được nâng cấp khi nào?
- Đơn vị quản lý hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân muốn nâng cấp thì hồ sơ gồm những gì?
- Đơn vị quản lý hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân có những trách nhiệm nào?
Hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân được nâng cấp khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 70/2020/TT-BCA, có quy định về cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống như sau:
Cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống
1. Hệ thống được cải tạo, nâng cấp, mở rộng trong các trường hợp sau:
a) Công suất hệ thống không đảm bảo so với nhu cầu xử lý thực tế;
b) Hệ thống đã xuống cấp và chất lượng sau xử lý của hệ thống không đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
c) Quy định về quy chuẩn kỹ thuật áp dụng của hệ thống có sự thay đổi, vượt quá khả năng xử lý của hệ thống.
….
Như vậy, theo quy định trên thì hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân được nâng cấp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Công suất hệ thống không đảm bảo so với nhu cầu xử lý thực tế;
- Hệ thống đã xuống cấp và chất lượng sau xử lý của hệ thống không đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
- Quy định về quy chuẩn kỹ thuật áp dụng của hệ thống có sự thay đổi, vượt quá khả năng xử lý của hệ thống.
Hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Đơn vị quản lý hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân muốn nâng cấp thì hồ sơ gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 70/2020/TT-BCA, có quy định về cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống như sau:
Cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống
…
2. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống xây dựng kế hoạch cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống và gửi một (01) bộ hồ sơ về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và Cục Y tế. Hồ sơ bao gồm:
a) Công văn về việc cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống;
b) Kế hoạch, hồ sơ thiết kế, dự toán kinh phí cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống;
c) Biên bản kiểm tra hiện trạng hệ thống;
d) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
3. Trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống, Cục Y tế chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống (trường hợp cần thiết có thể xin ý kiến của cơ quan chuyên môn khác có liên quan) kiểm tra và báo cáo lãnh đạo Bộ Công an xem xét, quyết định đầu tư.
4. Cục Y tế có trách nhiệm thông báo ý kiến của lãnh đạo Bộ Công an và hướng dẫn đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống triển khai thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị quản lý hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân muốn nâng cấp thì hồ sơ gồm:
- Công văn về việc cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống;
- Kế hoạch, hồ sơ thiết kế, dự toán kinh phí cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống;
- Biên bản kiểm tra hiện trạng hệ thống;
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Đơn vị quản lý hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân có những trách nhiệm nào?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 70/2020/TT-BCA, có quy định về trách nhiệm của đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống như sau:
Trách nhiệm của đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống
1. Quản lý, sử dụng hệ thống theo quy định tại Thông tư này.
2. Thực hiện chế độ thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại theo quy định tại Điều 38 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này.
3. Định kỳ hằng năm báo cáo kết quả quản lý, sử dụng hệ thống theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này về Bộ Công an (qua Cục Y tế) để quản lý, theo dõi; báo cáo đột xuất khi hệ thống gặp sự cố hoặc có kế hoạch cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống.
4. Tổ chức quan trắc các thông số, chỉ tiêu môi trường, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống theo đúng quy trình.
5. Bố trí, quản lý kinh phí để duy trì hoạt động, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống và quan trắc môi trường theo đúng quy định.
6. Chịu trách nhiệm khi quản lý, sử dụng hệ thống không đúng quy trình, quy định để hệ thống xuống cấp, hư hỏng, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường.
Như vậy, đơn vị quản lý hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân có những trách nhiệm sau:
- Quản lý, sử dụng hệ thống theo quy định tại Thông tư này.
- Thực hiện chế độ thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại theo quy định tại Điều 38 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này.
- Định kỳ hằng năm báo cáo kết quả quản lý, sử dụng hệ thống; báo cáo đột xuất khi hệ thống gặp sự cố hoặc có kế hoạch cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống.
- Tổ chức quan trắc các thông số, chỉ tiêu môi trường, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống theo đúng quy trình.
- Bố trí, quản lý kinh phí để duy trì hoạt động, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống và quan trắc môi trường theo đúng quy định.
- Chịu trách nhiệm khi quản lý, sử dụng hệ thống không đúng quy trình, quy định để hệ thống xuống cấp, hư hỏng, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?