Hệ thống chống sét cho công trình xây dựng bao gồm các bộ phận nào? Phải đảm bảo các nguyên tắc gì trong việc phòng chống sét?

Về hệ thống chống sét cho công trình xây dựng thì Hệ thống chống sét cho công trình xây dựng bao gồm các chức năng nào, các bộ phận cơ bản nào? Và phải đảm bảo các nguyên tắc gì trong việc phòng chống sét cho công trình xây dựng? Anh Ngôn (Nghệ An) đặt câu hỏi.

Hệ thống chống sét cho công trình xây dựng bao gồm các chức năng nào?

Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) về chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống có hướng dẫn như sau:

Chức năng của hệ thống chống sét
Chức năng của hệ thống thu và dẫn sét là thu hút sét đánh vào nó rồi chuyển dòng điện do sét tạo ra xuống đất một cách an toàn, tránh sét đánh vào các phần kết cấu khác cần được bảo vệ của công trình. Phạm vi thu sét của một hệ thống thu và dẫn sét không cố định nhưng có thể coi là một hàm của mức độ tiêu tán dòng điện sét. Bởi vậy phạm vi thu sét là một đại lượng thống kê.
Mặt khác, phạm vi thu sét ít bị ảnh hưởng bởi cách cấu tạo hệ thống thu và dẫn sét, cho nên sự sắp đặt theo chiều ngang và chiều thẳng đứng là tương đương nhau. Do đó không nhất thiết phải sử dụng các đầu thu nhọn hoặc chóp nhọn, ngoại trừ việc đó là cần thiết về mặt thực tiễn.

Theo đó, hệ thống chống sét bao gồm hệ thống thu và dẫn sét, các chức năng của hệ thống thu và dẫn sét là thu hút sét đánh vào nó rồi chuyển dòng điện do sét tạo ra xuống đất một cách an toàn, tránh sét đánh vào các phần kết cấu khác cần được bảo vệ của công trình.

Hệ thống chống sét cho công trình xây dựng bao gồm các bộ phận nào?

Hệ thống chống sét cho công trình xây dựng bao gồm các bộ phận nào? (Hình từ Internet)

Hệ thống chống sét cho công trình xây dựng bao gồm các bộ phận nào?

Theo Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) quy định các bộ phận cơ bản của hệ thống chống sét như sau:

- Bộ phận thu sét

- Bộ phận dây xuống

- Các loại mối nối

- Điểm kiểm tra đo đạc

-Bộ phận dây dẫn nối đất

- Bộ phận cực nối đất

Các chi tiết cố định và chi tiết điểm đo kiểm tra điển hình của hệ thống dây dẫn được thể hiện trên Hình 6, Hình 7 và Hình 8.

hình 6

hình 7

hình 8

Quy định về các lưu ý khi thiết kế hệ thống chống sét là gì?

Về những lưu ý khi thiết kế hệ thống chống sét, được nêu tại Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) như sau:

Các lưu ý khi thiết kế hệ thống chống sét
Trước và trong cả quá trình thiết kế, đơn vị thiết kế cần trao đổi và thống nhất về phương án với các bộ phận liên quan. Những số liệu sau đây cần được xác định một cách cụ thể:
a) Các tuyến đi của toàn bộ dây dẫn sét;
b) Khu vực để đi dây và các cực nối đất;
c) Chủng loại vật tư dẫn sét;
d) Biện pháp cố định các chi tiết của hệ thống chống sét vào công trình, đặc biệt nếu có ảnh hưởng tới vấn đề chống thấm cho công trình;
e) Chủng loại vật liệu chính của công trình, đặc biệt là phần kết cấu kim loại liên tục như các cột, cốt thép;
f) Địa chất công trình nơi xây dựng và giải pháp xử lý nền móng công trình;
g) Các chi tiết của toàn bộ các đường ống kim loại, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống cầu thang trong và ngoài công trình có thể cần hàn đấu nối với hệ thống chống sét;
h) Các hệ thống ngầm khác có thể làm mất ổn định cho hệ thống nối đất;
i) Các chi tiết của toàn bộ hệ thống trang thiết bị kỹ thuật lắp đặt trong công trình có thể cần hàn đấu nối với hệ thống chống sét.

Như vậy, trước và trong cả quá trình thiết kế, đơn vị thiết kế cần trao đổi và thống nhất về phương án với các bộ phận liên quan. Những số liệu sau đây cần được xác định một cách cụ thể.

Đảm bảo các nguyên tắc gì trong việc phòng chống sét cho công trình xây dựng?

Về sự cần thiết của việc phòng chống sét được quy định tại Mục 7.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999):

Sự cần thiết của việc phòng chống sét
7.1. Nguyên tắc chung
Các công trình có nguy cơ cháy nổ cao như nhà máy sản xuất thuốc nổ, kho chứa nhiên liệu hoặc tương đương cần sự bảo vệ cao nhất khỏi các nguy cơ bị sét đánh. Chi tiết cho việc bảo vệ các công trình này xem trong Điều 18.
Đối với các công trình khác, các yêu cầu về phòng chống sét được đề cập đến trong tiêu chuẩn này là đủ đáp ứng và câu hỏi duy nhất được đặt ra là có cần chống sét hay không.
Trong nhiều trường hợp, yêu cầu cần thiết phải chống sét là rõ ràng, ví dụ:
a) Nơi tụ họp đông người;
b) Nơi cần phải bảo vệ các dịch vụ công cộng thiết yếu;
c) Nơi mà quanh khu vực đó thường xuyên xảy ra sét đánh;
d) Nơi có các kết cấu rất cao hoặc đứng đơn độc một mình;
e) Nơi có các công trình có giá trị văn hóa hoặc lịch sử;
f) Nơi có chứa các vật liệu dễ cháy, nổ.
Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp khác thì không dễ quyết định. Trong các trường hợp đó cần tham khảo 7.2; 7.3; 7.4; 7.5; và 7.6 về nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xác suất sét đánh và các phân tích về hậu quả của nó.
Cũng có một số yếu tố không thể đánh giá được và chúng có thể bao trùm lên tất cả các yếu tố khác. Ví dụ như yêu cầu không xảy ra các nguy cơ có thể tránh được đối với cuộc sống của con người hoặc là việc tất cả mọi người sống trong tòa nhà luôn cảm thấy được an toàn có thể quyết định cần có hệ thống chống sét, mặc dù thông thường thì điều này là không cần thiết.
Không có bất cứ hướng dẫn cụ thể nào cho những vấn đề như vậy nhưng có thể tiến hành đánh giá căn cứ vào xác suất sét đánh vào công trình với những yếu tố sau:
1) Công năng của tòa nhà.
2) Tính chất của việc xây dựng tòa nhà đó.
3) Giá trị của vật thể trong tòa nhà hoặc những hậu quả do sét đánh gây ra.
4) Vị trí tòa nhà.
5) Chiều cao công trình.
Hệ thống chống sét
Công trình xây dựng Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Công trình xây dựng:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đưa vào kinh doanh được quy định ra sao?
Pháp luật
Phân loại công trình xây dựng theo yêu cầu diệt và phòng chống mối? Khi xử lý thuốc phòng chống mối cho CTXD phải lưu ý những gì?
Pháp luật
Tải Mẫu Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng? Nghiệm thu hạng mục công trình vào thời điểm nào?
Pháp luật
Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình là gì? Ai có trách nhiệm xác định thời hạn sử dụng của công trình?
Pháp luật
Công trình xây dựng được xác định là dự án nhóm A theo tiêu chí nào? Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A ra sao?
Pháp luật
Thế nào là công trình xây dựng theo tuyến? Công trình xây dựng theo tuyến có được miễn giấy phép xây dựng không?
Pháp luật
Chủ sở hữu công trình xây dựng có được thuê một nhà thầu khác để điều chỉnh quy trình bảo trì công trình đã được lập trước đó không?
Pháp luật
Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo sự cố với các cơ quan nào theo quy định?
Pháp luật
Công trình xây dựng không theo tuyến là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối công trình xây dựng không theo tuyến gồm những gì?
Pháp luật
Công trình xây dựng được xác định loại dự án nhóm A, B hay nhóm C như thế nào theo pháp luật xây dựng hiện hành?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống chống sét
6,379 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống chống sét Công trình xây dựng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào