Hệ thống chống nóng cho nhà ở cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì? Các yêu cầu về thiết kế chống nóng cho nhà ở đối với nhà ở có sử dụng điều hòa không khí được quy định như thế nào?
Hệ thống chống nóng cho nhà ở cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9258:2012 về Chống nóng cho nhà ở - Hướng dẫn thiết kế, các quy định chung khi thiết kế chống nóng cho các loại nhà ở khi xây mới hoặc cải tạo cụ thể như sau:
"4. Quy định chung
4.1. Khi thiết kế chống nóng cho nhà ở phải xác định vùng tiện nghi cho con người trong các trạng thái hoạt động. Vùng tiện nghi tham khảo Phụ lục A, B và C của TCVN 5687 : 2010 hoặc các thông số vi khí hậu quy định trong TCXDVN 306 : 2004.
4.2. Thông số khí hậu tính toán ngoài nhà được lấy theo số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng [1].
4.3. Khi tính toán cách nhiệt cho nhà ở có sử dụng thiết bị điều hòa không khí và các thiết bị sưởi - làm mát khác thì cần xét đến chỉ tiêu vệ sinh, sức khỏe sinh lý với nhiệt độ không khí trong nhà đảm bảo là 25 0C.
4.4. Khi thiết kế nhà ở, cần sử dụng các giải pháp kiến trúc và vật lý xây dựng để thiết kế kết cấu bao che nhằm giữ được nhiệt, tránh gió lạnh về mùa đông; đảm bảo thông thoáng, tận dụng thông gió tự nhiên, gió xuyên phòng về mùa hè, kết hợp với sử dụng quạt bàn, quạt trần... theo quy định trong TCVN 4605 : 1988.
4.5. Trường hợp sử dụng những biện pháp kỹ thuật thông gió - điều hòa không khí cần tuân theo quy định trong TCVN 5687 : 2010.
4.6. Trường hợp sử dụng thông gió tự nhiên không thể đảm bảo được điều kiện tiện nghi vi khí hậu, cần tăng tốc độ chuyển động không khí để giữ được chỉ tiêu cảm giác nhiệt trong phạm vi cho phép. Khi nhiệt độ trong phòng tăng 1 0C, cần tăng tốc độ gió từ 0,5 m/s đến 1,0 m/s.
4.7. Giới hạn trên ứng với khả năng chịu đựng của cơ thể được tính với nhiệt độ bằng t = 29,5 0C, độ ẩm j = 80 %
4.8. Khi thiết kế hệ thống chống nóng đặt trên nền đất lún trượt phải có giải pháp chống ướt nền đất nằm dưới công trình bằng biện pháp thoát nước trong các mương ngầm, hố ngầm cũng như những điểm tụ nước khác.
4.9. Khi thiết kế nhà ở phải tính toán các yếu tố vi khí hậu để đảm bảo độ ẩm trong phòng không vượt quá độ ẩm tương đối giới hạn cho phép [jmax]. Cần có các giải pháp thông gió, đóng mở cửa ở những thời điểm hợp lý trong thời tiết độ ẩm không khí ngoài trời lớn. Tính toán chống ẩm và chống nồm cho nền nhà phải tuân theo quy định trong TCXD 230:1998."
Hệ thống chống nóng cho nhà ở (Hình từ Internet)
Việc xác định hướng nhà trong quy hoạch tổng thể tác động như thế nào đối với hệ thống chống nóng cho nhà ở?
Tại tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9258:2012 về Chống nóng cho nhà ở - Hướng dẫn thiết kế, việc xác định hướng nhà trong quy hoạch tổng thể có những tác động đến hệ thống chống nóng cho nhà ở như sau:
"6.2. Xác định hướng nhà trong quy hoạch tổng thể
6.2.1. Việc chọn hướng nhà cần phù hợp các quy định về quy hoạch [2] đồng thời phải hạn chế tối đa bức xạ mặt trời trên các bề mặt của nhà và bức xạ trực tiếp chiếu vào phòng qua các cửa sổ vào mùa hè;
6.2.2. Tổ chức mặt bằng kiến trúc tổng thể phải đảm bảo quy định về khoảng cách giữa các tòa nhà như sau:
a) Nhà bố trí song song: L = từ 1,5 H đến 2 H khi gió thổi thẳng góc với mặt nhà;
L = 1 H khi góc gió thổi so với mặt nhà a = 450;
Trong đó:
L: khoảng cách giữa các tòa nhà.
H: chiều cao tòa nhà
b) Cần phối hợp giữa các yếu tố tổ hợp không gian ngoài nhà, trong nhà với các yếu tố môi trường tự nhiên theo quan điểm “kiến trúc thoáng hở" để cải tạo tiện nghi vi khí hậu trong và ngoài nhà, nhằm đạt được điều kiện tiện nghi nhiệt của con người.
6.2.3. Thông gió tự nhiên cho nhà ở trong điều kiện khí hậu nóng ẩm phụ thuộc vào biện pháp giải quyết cục bộ như sau:
a) Hướng nhà, hình dạng nhà, bố cục mặt bằng nội thất, tỷ lệ kích thước, vị trí và diện tích các lỗ cửa sổ;
b) Nếu hướng gió chủ đạo và hướng nhà chọn theo hướng tránh bức xạ mặt trời không trùng nhau thì trong trường hợp này phải cân đối giữa hai yếu tố bức xạ mặt trời và hướng gió:
- Cần ưu tiên đón gió tự nhiên khi nhà ở sử dụng vi khí hậu tự nhiên;
- Cần ưu tiên tránh nắng khi nhà ở sử dụng vi khí hậu nhân tạo;
- Yếu tố bức xạ mặt trời được giải quyết bằng các giải pháp: che chắn nắng, kiến trúc, cây xanh, cách nhiệt cho tường mái ở những hướng bức xạ mặt trời lớn để giảm trực xạ.
6.2.4. Vùng ven biển có thể chọn hướng nhà quay ra biển đón gió mát và vùng có gió Tây (nóng khô) có thể chọn hướng nhà là hướng Đông - Tây hoặc do địa hình làm hướng gió thay đổi, thì cần linh hoạt chọn hướng có lợi cho việc đón gió tự nhiên.
6.2.5. Có thể lợi dụng các công trình phụ, mái phụ, cây leo trên tường hoặc giàn cây để che nắng.
6.2.6. Có thể sử dụng các tấm chắn định hướng để thay đổi luồng gió có lợi cho thông gió của các phòng ở."
Hệ thống chống nóng cho nhà ở có sử dụng điều hòa không khí cần đáp ứng những yêu cầu gì về thiết kế?
Yêu cầu thiết kế hệ thống chống nóng khi nhà ở có sử dụng điều hòa không khí được quy định tại tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9258:2012 về Chống nóng cho nhà ở - Hướng dẫn thiết kế cụ thể như sau:
"6.3. Yêu cầu thiết kế khi nhà ở có sử dụng điều hòa không khí
6.3.1. Khi thiết kế nhà ở cần triệt để sử dụng các giải pháp chống nóng bằng các giải pháp điều chỉnh vi khí hậu tự nhiên, đồng thời phải có tính toán kiểm tra chế độ nhiệt ẩm trong phòng ở sao cho phù hợp với vùng tiện nghi của con người tại địa phương. Khi vượt quá phạm vi của điều chỉnh vi khí hậu tự nhiên thì phải có giải pháp khác cùng với điều hòa không khí ở những thời kỳ nóng cực điểm.
Khi thiết kế nhà ở có sử dụng điều hòa không khí cần tuân theo quy định trong TCVN 5687: 2010 và các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.
6.3.2. Diện tích cửa sổ không nên lớn hơn 50 % diện tích sàn, có độ kín khít và có độ cách nhiệt cho phép. Các cửa sổ hướng Tây - Đông - Nam cần phải có giải pháp che chắn nắng. Nên sử dụng bình phong, rèm, mành để che bớt ánh nắng trực tiếp. Cửa sổ kính chớp có thể đóng mở được để phù hợp với các mùa. Các cửa phải có ôvăng lớn, che mưa nắng và khi cần có thể treo mành thoáng.
Hạn chế bức xạ trực tiếp từ phía ngoài phòng để giảm thiểu bức xạ trực tiếp vào phòng, lãng phí năng lượng làm mát mùa hè.
Biên độ dao động nhiệt độ trong phòng không dùng điều hòa không khí cho phép từ 1 0C đến 5 0C.
6.3.3. Hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che được quyết định sau khi so sánh phương án kinh tế kỹ thuật.
6.3.4. Để tránh các bất lợi cho sức khỏe con người, do thay đổi nhiệt độ đột ngột, cần chú ý:
a) Khi thiết kế, nên tạo các không gian chuyển tiếp từ ngoài vào phòng ở;
VÍ DỤ: Hành lang bên, tiền phòng nên thiết kế như một không gian đệm (xem Hình 1).
b) Không được hút thuốc lá trong phòng ở có dùng thiết bị điều hòa không khí;
c) Nên đặt thêm thiết bị tạo ion âm, nâng cao nồng độ ion âm trong phòng;
d) Sử dụng thuốc diệt khuẩn trong không khí (loại không gây độc hại cho con người)."
Như vậy, đối với hệ thống chống nóng cho nhà ở, pháp luật hiện hành quy định cụ thể những yêu cầu chung và các tiêu chuẩn cần đáp ứng khi xác định hướng nhà ở, các tiêu chuẩn thiết kế đối với nhà ở có sử dụng điều hòa không khí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn mức tiền thưởng danh hiệu thi đua đối với dân quân tự vệ áp dụng từ ngày 22 12 2024 theo Thông tư 93 2024?
- Danh mục hồ sơ kiểm điểm đánh giá đảng viên, tổ chức đảng? Thời gian gửi hồ sơ về Ban Tổ chức Trung ương?
- Những lời chúc 20 11 đơn giản ngắn gọn cho thầy cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2024 ra sao?
- Không công khai dự án bất động sản đưa vào kinh doanh thì sàn giao dịch bất động sản có bị thu hồi Giấy phép?
- Thủ tục thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tư thục từ ngày 20/11/2024 thế nào?