Hệ thống chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã được quy định như thế nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì trong việc thực hiện?
Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp xã gồm những nội dung nào?
Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp xã gồm những nội dung được quy định tại Điều 17 Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT như sau:
Nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp xã
1. Các căn cứ pháp lý để lập kế hoạch: Luật Phòng, chống thiên tai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ; Luật Thủy lợi; kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp huyện; các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản có liên quan.
2. Mục đích, yêu cầu: Phù hợp với kế hoạch phòng, chống thiên tai của cấp huyện; chủ trương của Hội đồng nhân dân cấp xã; tình hình thực tế và nguồn lực của cấp xã.
3. Đặc điểm về tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, bao gồm:
a) Đặc điểm về tự nhiên: Vị trí địa lý; đặc điểm địa hình, địa chất; khí tượng, thủy văn, hải văn;
b) Đặc điểm về dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng trong phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.
4. Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai cấp xã theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
5. Nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.
6. Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết cho hoạt động phòng, chống thiên tai: Căn cứ phương án ứng phó thiên tai hằng năm của cấp xã được phê duyệt để chuẩn bị, bao gồm số lượng vật tư, trang thiết bị; cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị; địa điểm dự trữ, đơn vị hợp đồng sẵn sàng huy động sử dụng khi có thiên tai xảy ra.
7. Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và xác định tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương: Căn cứ phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai được phê duyệt, tình hình thiên tai, tình hình dự trữ vật tư, nguồn lực được phân bổ về xã để xác định nhu cầu cần hỗ trợ và tiến độ thực hiện hằng năm của kế hoạch.
8. Xác định trách nhiệm tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.
Theo đó, kế hoạch phòng chống thiên tai cấp xã gồm những nội dung được quy định nêu trên.
Hệ thống chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hệ thống chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã được quy định như thế nào?
Hệ thống chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp cấp xã được quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT như sau:
Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai cấp xã
1. Hệ thống chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn: Bao gồm thành lập, kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã; thành lập, kiện toàn lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
2. Lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ phòng, chống thiên tai: Thống kê số lượng; cơ quan, đơn vị huy động, dự trữ; địa điểm dự trữ.
3. Thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai
Đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin, truyền thông, cảnh báo thiên tai chung và riêng biệt tại địa phương; các phương thức thông tin, tuyên truyền về công tác phòng, chống thiên tai.
4. Năng lực, nhận thức của cộng đồng trong phòng, chống thiên tai
Đánh giá chung về nhận thức, kỹ năng của người dân, cộng đồng và công tác tập huấn phòng, chống thiên tai tại địa phương.
Như vậy, theo quy định trên thì hệ thống chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã bao gồm thành lập, kiện toàn Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã; thành lập, kiện toàn lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì trong việc thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai cấp xã?
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì trong việc thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai cấp xã, thì theo quy định tại Điều 21 Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT như sau:
Trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai
Ủy ban nhân dân cấp xã xác định nội dung các nhiệm vụ cụ thể để tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai; tổ chức rà soát và điều chỉnh kế hoạch phòng, chống thiên tai 05 năm; lập kế hoạch thực hiện hằng năm để thực hiện các mục tiêu đề ra của kế hoạch 05 năm; xác định trách nhiệm cụ thể của các thành viên Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã, các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp xã.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã xác định nội dung các nhiệm vụ cụ thể để tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai cấp xã;
Tổ chức rà soát và điều chỉnh kế hoạch phòng chống thiên tai 05 năm;
Lập kế hoạch thực hiện hằng năm để thực hiện các mục tiêu đề ra của kế hoạch 05 năm;
Xác định trách nhiệm cụ thể của các thành viên Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã, các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?