Hệ số lương đối với chức danh nghề nghiệp kiểm tra viên cao cấp hải quan là bao nhiêu? 05 nhiệm vụ của kiểm tra viên cao cấp hải quan?
Hệ số lương đối với chức danh nghề nghiệp kiểm tra viên cao cấp hải quan là bao nhiêu?
Hệ số lương đối với chức danh nghề nghiệp kiểm tra viên cao cấp hải quan là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm đ khoản 1 Điều 24 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ như sau:
Xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ
1. Các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và được sửa đổi tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ như sau:
a) Ngạch kiểm tra viên cao cấp thuế (mã số 06.036), kiểm tra viên cao cấp hải quan (mã số 08.049) được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
Ngạch kế toán viên cao cấp (mã số 06.029) được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55;
...
Như vậy, hệ số lương đối với chức danh nghề nghiệp kiểm tra viên cao cấp hải quan được áp dụng công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
05 nhiệm vụ của kiểm tra viên cao cấp hải quan là gì?
Căn cứ tai khoản 2 Điều 14 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về nhiệm vụ của kiểm tra viên cao cấp hải quan cụ thể như sau:
(1) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan đối với đối tượng có phức tạp về quy mô và tính chất, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực về kinh tế, xã hội, an ninh và đối ngoại;
(2) Chủ trì đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các chế độ, chính sách, các quy định trong quản lý nhà nước về hải quan;
(3) Tổng hợp, phân tích, đánh giá hoạt động nghiệp vụ hải quan và các hoạt động khác có liên quan đến nghiệp vụ hải quan;
(4) Chủ trì chuẩn bị nội dung tổng kết về nghiệp vụ hải quan ở trong nước và trao đổi nghiệp vụ hải quan với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có quan hệ hợp tác về hải quan với Việt Nam;
(5) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan; tổ chức xây dựng, bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan; biên soạn tài liệu, giáo trình nghiệp vụ về hải quan và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức hải quan.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm tra viên cao cấp hải quan cần đáp ứng những gì?
Căn cứ tai khoản 3 Điều 14 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm tra viên cao cấp hải quan cần đáp ứng như sau:
(1) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật kinh tế, tài chính, các chính sách chế độ của Nhà nước liên quan đến công tác Hải quan và luật pháp quốc tế liên quan đến nghiệp vụ hải quan;
- Có kiến thức toàn diện về chuyên môn nghiệp vụ hải quan. Có năng lực nghiên cứu chuyên sâu và tổ chức thực hiện một hoặc một số lĩnh vực nghiệp vụ hải quan;
- Có khả năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đánh giá và dự báo tình hình về hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, đồng thời đề xuất xây dựng, bổ sung, sửa đổi các quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan phù hợp với định hướng chiến lược phát triển ngành Hải quan;
- Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, đề án gắn với lĩnh vực hải quan để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Có năng lực nghiên cứu khoa học; có năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong lĩnh vực hải quan;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
(2) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận, xác minh người đến trình báo về nạn buôn bán người từ ngày 1/7/2025 như thế nào?
- Mức thưởng tết 2025 của giáo viên được quy định như thế nào? Lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 của giáo viên ra sao?
- Những câu hỏi về biển đảo có đáp án mới nhất hiện nay? Câu hỏi Rung chuông vàng về biển đảo Việt Nam có đáp án?
- Quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu phải được gửi đến cho ai? Quyết định bao gồm các nội dung nào?
- Báo cáo sinh hoạt chuyên đề Kỷ nguyên mới Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của chi bộ? Mẫu Báo cáo sinh hoạt chuyên đề chi bộ?