Hệ số chênh lệch bảo lưu là gì? Hướng dẫn tính tiền chênh lệch bảo lưu khi áp dụng mức lương cơ sở mới?
Hệ số chênh lệch bảo lưu là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa có văn bản này định nghĩa cụ thể về hệ số chênh lệch bảo lưu.
Tuy nhiên, tại các văn bản hướng dẫn về xếp lương cán bộ, công chức, viên chức, mức lương cơ sở và các văn bản có liên quan thì "Hệ số chênh lệch bảo lưu" có thể hiểu là hệ số dùng để “cân bằng” mức lương mới và mức lương cũ khi chuyển đổi sang hệ thống lương mới nhằm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Việc sử dụng hệ số chênh lệch bảo lưu giúp người sử dụng lao động thực hiện chuyển đổi hệ thống lương một cách mềm dẻo và công bằng, đồng thời bảo vệ thu nhập của người lao động không bị giảm đột ngột, đảm bảo quyền lợi của họ trong quá trình chuyển đổi.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Hướng dẫn tính tiền chênh lệch bảo lưu khi áp dụng mức lương cơ sở mới đối với cán bộ, công chức, viên chức? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn tính tiền chênh lệch bảo lưu khi áp dụng mức lương cơ sở mới đối với cán bộ, công chức, viên chức?
Hướng dẫn tính tiền chênh lệch bảo lưu khi áp dụng mức lương cơ sở mới đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV như sau:
Cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 7 Điều 1 Thông tư này:
Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 38/2019/NĐ-CP) để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau:
...
Theo đó, căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu khi áp dụng theo mức lương cơ sở mới đối với cán bộ, công chức, viên chức kể từ ngày 01/7/2024 được xác định như sau:
Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu | = | Mức lương cơ sở | x | Hệ số chênh lệch bảo lưu |
Lưu ý:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
Cán bộ, công chức, viên chức nào được áp dụng mức lương cơ sở mới?
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng phụ cấp theo mức lương cơ sở mới phải thuộc một trong các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
(1) Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;
(2) Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;
(3) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức 2010 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;
(4) Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
(5) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 33/2012/NĐ-CP;
(6) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
(7) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;
(8) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
(9) Hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an nhân dân;
(10) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?