Hạt giống bông dự trữ Quốc gia phải đạt những tiêu chuẩn nào? Mỗi lô hạt giống bông dự trữ Quốc gia phải có các dữ liệu như thế nào?
Hạt giống bông dự trữ Quốc gia phải đạt những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy định về bảo quản, xuất, nhập và đổi giống bông dự trữ quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 77/2003/QĐ-BCN quy định về tiêu chuẩn của hạt giống bông dự trữ Quốc gia như sau:
Tiêu chuẩn của hạt giống bông dự trữ Quốc gia
Để giống bông dự trữ Quốc gia đáp ứng được nhu cầu của sản xuất khi đưa vào sử dụng, hạt giống phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
1. Phải là giống tốt, có phạm vi thích nghi rộng đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và chưa có nguy cơ lạc hậu về mặt kỹ thuật ít nhất là 3 năm.
2. Hạt giống có chất lượng tốt, đặc biệt tỷ lệ nẩy mầm cao hơn ít nhất là 5% so với giới hạn tối thiểu khi đưa vào sản xuất như bản tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1.
Theo quy định trên thì hạt giống bông dự trữ Quốc gia phải đạt những tiêu chuẩn sau:
- Phải là giống tốt, có phạm vi thích nghi rộng đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và chưa có nguy cơ lạc hậu về mặt kỹ thuật ít nhất là 3 năm
- Hạt giống có chất lượng tốt, đặc biệt tỷ lệ nẩy mầm cao hơn ít nhất là 5% so với giới hạn tối thiểu khi đưa vào sản xuất như bản tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 của Quy định này.
Hạt giống bông (Hình từ Internet)
Mỗi lô hạt giống bông dự trữ Quốc gia phải có các dữ liệu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy định về bảo quản, xuất, nhập và đổi giống bông dự trữ quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 77/2003/QĐ-BCN quy định về bảo quản, xuất nhập giống bông dự trữ Quốc gia như sau:
Bảo quản, xuất, nhập giống bông dự trữ Quốc gia
1. Mỗi lô hạt giống bông khi đưa vào dự trữ phải có đủ các dữ liệu sau:
a. Tên giống;
b. Phiếu kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng có các thông số cơ bản;
c. Quy cách đóng gói và số lượng;
d. Nơi sản xuất;
e. Ngày sản xuất và nhập kho;
2. Giống bông dự trữ Quốc gia phải được bảo quản, xuất, nhập đúng quy định. Doanh nghiệp thực hiện bảo quản giống bông dự trữ Quốc gia phải mở sổ theo dõi ngay từ đầu. Sổ phải ghi rõ số lượng của từng lô, từng giống, thời gian dự kiến đảo hàng, thời gian dự kiến đổi hàng, các diễn biến số lượng, chất lượng. Các sổ sách ghi chép đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Công nghiệp và Cục dự trữ Quốc gia. Hàng năm phải báo cáo cấp quản lý theo đúng biểu mẫu và thời gian quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì hạt giống bông dự trữ Quốc gia thì mỗi lô hạt giống phải có các dữ liệu như sau:
- Tên giống;
- Phiếu kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng có các thông số cơ bản;
- Quy cách đóng gói và số lượng;
- Nơi sản xuất;
- Ngày sản xuất và nhập kho.
Xuất hạt giống bông dự trữ Quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy định về bảo quản, xuất, nhập và đổi giống bông dự trữ quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 77/2003/QĐ-BCN quy định về xuất giống bông dự trữ Quốc gia như sau:
Quy định về xuất giống bông dự trữ Quốc gia
1. Xuất bán theo kế hoạch hoặc xuất theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Luân phiên đổi hàng mới theo kế hoạch (3 năm đổi giống một lần).
3. Điều động nội bộ trong các đơn vị quản lý.
4. Xuất khác.
5. Khi có lệnh xuất giống, hạt giống được đưa ra xử lý thuốc trừ sâu bệnh, kiểm tra lại chất lượng và đóng gói nhỏ. Quá trình này hoàn tất trong vòng 24 giờ kể từ khi có lệnh.
Số lượng hạt giống xuất ra phải đúng với số lượng hạt giống trong lệnh. Toàn bộ chứng từ xuất kho phải được lập khi hạt giống ra khỏi kho.
Như vậy, việc xuất hạt giống bông dự trữ Quốc gia được quy định như sau:
- Xuất bán theo kế hoạch hoặc xuất theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Luân phiên đổi hàng mới theo kế hoạch (3 năm đổi giống một lần).
- Điều động nội bộ trong các đơn vị quản lý.
- Xuất khác.
- Khi có lệnh xuất giống, hạt giống được đưa ra xử lý thuốc trừ sâu bệnh, kiểm tra lại chất lượng và đóng gói nhỏ. Quá trình này hoàn tất trong vòng 24 giờ kể từ khi có lệnh.
Số lượng hạt giống xuất ra phải đúng với số lượng hạt giống trong lệnh. Toàn bộ chứng từ xuất kho phải được lập khi hạt giống ra khỏi kho
Nhập giống bông dự trữ Quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy định về bảo quản, xuất, nhập và đổi giống bông dự trữ quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 77/2003/QĐ-BCN, có quy định về nhập giống bông dự trữ Quốc gia như sau:
Quy định về nhập giống bông dự trữ Quốc gia
Các trường hợp nhập giống bông dự trữ Quốc gia
1. Tăng quỹ dự trữ theo kế hoạch và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
2. Luân phiên đổi hàng mới theo kế hoạch;
3. Điều động nội bộ trong các đơn vị quản lý;
4. Nhập khác.
Như vậy, theo quy định trên thì nhập giống bông dự trữ Quốc gia được quy định như sau:
- Tăng quỹ dự trữ theo kế hoạch và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Luân phiên đổi hàng mới theo kế hoạch;
- Điều động nội bộ trong các đơn vị quản lý;
- Nhập khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?