Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh như thế nào? Nộp tiền phạt ở đâu?
Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác là gì?
Căn cứ mục 5 Chương II Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác bao gồm:
+ Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu.
+ Hành vi vi phạm các quy định khác liên quan đến quá trình điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh.
+ Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của cơ quan có thẩm quyền.
+ Hành vi cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
(1) Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu
Căn cứ Điều 22 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về hành vi cung cấp thông tin, tài liệu không đúng thời hạn theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về hành vi cung cấp không đầy đủ thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về một trong các hành vi sau đây:
+ Không cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
+ Cung cấp thông tin, tài liệu gian dối hoặc làm sai lệch thông tin, tài liệu;
+ Cưỡng ép người khác cung cấp thông tin, tài liệu gian dối;
+ Che giấu, tiêu hủy các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc cạnh tranh.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu.
(2) Hành vi vi phạm các quy định khác liên quan đến quá trình điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh
Căn cứ Điều 23 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc bí mật điều tra;
+ Gây rối tại phiên điều trần.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
(3) Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của cơ quan có thẩm quyền
Căn cứ Điều 24 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định như sau:
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc trường hợp được miễn trừ theo quy định tại Điều 14 của Luật Cạnh tranh trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ của Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh Quốc gia.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
+ Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
(4) Hành vi cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh
Căn cứ Điều 25 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định như sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác có hiệu lực thi hành;
+Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm;
+Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc cải chính công khai
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh như thế nào?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh như sau:
- Thủ tục xử phạt hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh thực hiện theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
- Thủ tục xử phạt hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác thực hiện theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Trình tự, thủ tục áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong xử lý hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh áp dụng theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Nộp tiền phạt khi bị xử phạt vi phạm hành chính ở đâu?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về nơi nộp tiền phạt như sau:
- Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền theo quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Trên đây là quy định về pháp luật cạnh tranh liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính của hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác mà bạn quan tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?