Hành vi truyền tải thông tin trên mạng xã hội nhằm xuyên tạc chính sách pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
- Hành vi truyền tải thông tin trên mạng xã hội nhằm xuyên tạc chính sách pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
- Hành vi truyền tải thông tin trên mạng xã hội nhằm xuyên tạc chính sách pháp luật chưa đến mức truy cứu TNHS thì có xử phạt vi phạm hành chính không?
- Hình phạt tiền áp dụng khi truy cứu trách nhiệm hình sự có thể vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung hay không?
Hành vi truyền tải thông tin trên mạng xã hội nhằm xuyên tạc chính sách pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015 về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông như sau:
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.
...
Như vậy, theo quy định sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông đối với người nào thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân do thực hiện các hành vi sau đây:
- Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật Hình sự;
- Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
- Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.
Do đó, người có hành vi truyền tải thông tin trên mạng xã hội nhằm xuyên tạc chính sách pháp luật thuộc các trường hợp trên có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Bên cạnh đó, người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;
- Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;
- Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;
- Dẫn đến biểu tình.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hành vi truyền tải thông tin trên mạng xã hội nhằm xuyên tạc chính sách pháp luật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? (Hình từ Internet)
Hành vi truyền tải thông tin trên mạng xã hội nhằm xuyên tạc chính sách pháp luật chưa đến mức truy cứu TNHS thì có xử phạt vi phạm hành chính không?
Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
...
Theo đó, đối với hành vi truyền tải thông tin trên mạng xã hội nhằm xuyên tạc chính sách pháp luật có thể thuộc những hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Do đó, đối tượng thực hiện hành vi nêu trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
Lưu ý: Mức xử phạt ở quy định pháp luật nêu trên áp dụng đối với tổ chức có hành vi vi phạm, mức xử phạt áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm bằng 1/2 lần mức xử phạt của tổ chức (Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Như vậy, đối với hành vi truyền tải thông tin trên mạng xã hội nhằm xuyên tạc chính sách pháp luật có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 triệu đồng đối với tổ chức và từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm.
Hình phạt tiền áp dụng khi truy cứu trách nhiệm hình sự có thể vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Các hình phạt đối với người phạm tội
1. Hình phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Cải tạo không giam giữ;
d) Trục xuất;
đ) Tù có thời hạn;
e) Tù chung thân;
g) Tử hình.
2. Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Như vậy, theo quy định thì hình phạt tiền là hình phạt bổ sung chỉ được áp dụng khi không áp dụng là hình phạt chính. Do đó, không thể đồng thời áp dụng hình phạt tiền vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung khi truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?