Hành vi thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe không đúng quy định pháp luật bị phạt bao nhiêu?
- Có bao nhiêu loại nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe?
- Hành vi thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe không đúng quy định pháp luật bị phạt bao nhiêu?
- Mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe không đúng quy định khi có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định thế nào?
- Thời hạn đình chỉ đối với tổ chức, cá nhân vi phạm khi có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định thế nào?
Có bao nhiêu loại nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định:
Nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe
Các loại nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe bao gồm:
1. Bảo hiểm sức khỏe, thân thể.
2. Bảo hiểm chi phí y tế.
Theo quy định trên, nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe có 2 loại gồm: Bảo hiểm sức khỏe, thân thể và bảo hiểm chi phí y tế.
Hành vi thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe không đúng quy định pháp luật bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ vào điểm g khoản 1 Điều 17 Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định:
Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về triển khai bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm không đáp ứng quy định pháp luật;
b) Tài liệu tóm tắt quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe không theo quy định pháp luật;
c) Tài liệu minh hoạ bán hàng của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không theo quy định pháp luật;
d) Bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe không theo quy định pháp luật;
đ) Tài liệu giới thiệu sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sản phẩm bảo hiểm sức khỏe không theo quy định pháp luật;
e) Thông tin, quảng cáo về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện không đúng quy định pháp luật về nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm sức khỏe.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đúng quy định pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, hành vi thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe không đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện đúng quy định pháp luật.
Lưu ý: Mức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 17 Nghị định 174/2024/NĐ-CP được nêu trên là dành cho cá nhân. Mức xử phạt bằng tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm. (Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 174/2024/NĐ-CP)
Hành vi thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe không đúng quy định pháp luật bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe không đúng quy định khi có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc xác định mức phạt tiền và thời hạn đình chỉ trong trường hợp có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; vi phạm hành chính nhiều lần
...
2. Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm áp dụng như sau:
a) Nếu không có tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng thì áp dụng mức trung bình của khung tiền phạt;
b) Trường hợp có 01 tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng mức trung bình giữa mức trung bình và mức tối thiểu của khung tiền phạt;
c) Trường hợp có 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt;
d) Trường hợp có 01 tình tiết tăng nặng thì áp dụng mức trung bình giữa mức trung bình và mức tối đa của khung tiền phạt;
đ) Trường hợp có 02 tình tiết tăng nặng trở lên thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
...
Theo quy định trên, mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm khi có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định như sau:
+ Không có tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng thì áp dụng mức trung bình của khung tiền phạt.
+ Có 01 tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng mức trung bình giữa mức trung bình và mức tối thiểu của khung tiền phạt.
+ Có 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt.
+ Trường hợp có 01 tình tiết tăng nặng thì áp dụng mức trung bình giữa mức trung bình và mức tối đa của khung tiền phạt.
+ Trường hợp có 02 tình tiết tăng nặng trở lên thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 174/2024/NĐ-CP.
Thời hạn đình chỉ đối với tổ chức, cá nhân vi phạm khi có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc xác định mức phạt tiền và thời hạn đình chỉ trong trường hợp có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; vi phạm hành chính nhiều lần
...
3. Thời hạn đình chỉ cụ thể đối với hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn:
a) Nếu không có tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng thì áp dụng thời hạn đình chỉ trung bình của khung xử phạt;
b) Trường hợp có 01 tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng thời hạn đình chỉ trung bình giữa mức trung bình và mức tối thiểu của khung xử phạt;
c) Trường hợp có 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên thì áp dụng thời hạn đình chỉ tối thiểu của khung xử phạt;
d) Trường hợp có 01 tình tiết tăng nặng thì áp dụng thời hạn đình chỉ trung bình giữa mức trung bình và mức tối đa của khung xử phạt;
đ) Trường hợp có 02 tình tiết tăng nặng trở lên thì áp dụng thời hạn đình chỉ tối đa của khung xử phạt.
...
Theo quy định trên, thời hạn đình chỉ đối với tổ chức, cá nhân vi phạm khi có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định như sau:
+ Không có tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng thì áp dụng thời hạn đình chỉ trung bình của khung xử phạt.
+ Có 01 tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng thời hạn đình chỉ trung bình giữa mức trung bình và mức tối thiểu của khung xử phạt.
+ Có 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên thì áp dụng thời hạn đình chỉ tối thiểu của khung xử phạt.
+ Có 01 tình tiết tăng nặng thì áp dụng thời hạn đình chỉ trung bình giữa mức trung bình và mức tối đa của khung xử phạt.
+ Có 02 tình tiết tăng nặng trở lên thì áp dụng thời hạn đình chỉ tối đa của khung xử phạt.
Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 174/2024/NĐ-CP.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi sáp nhập các đơn vị hành chính cùng cấp, tổ chức chính quyền địa phương thế nào theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất?
- Link xem trực tiếp đua xe đạp Cúp Truyền hình 2025 các vòng? Trực tiếp đua xe đạp hôm nay? Cúp Truyền hình xuất phát từ đâu?
- Lịch thi đấu LCK Regular Season 2025 mới nhất? Kết quả LCK 2025? Bảng xếp hạng LCK 2025 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Mẫu thông báo nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương dành cho sinh viên, học sinh? 10+ hình ảnh về lễ Giỗ tổ Hùng Vương đẹp? Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ làm?
- Đáp án bài dự thi tìm hiểu 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc?