Hành vi tham nhũng được hiểu là hành vi như thế nào? Chỉ có những hành vi nhận hối lộ trong khu vực nhà nước mới bị xem là hành vi tham nhũng có đúng không?
Hành vi tham nhũng được hiểu là hành vi như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
...
Theo đó, hành vi tham nhũng có thể hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Chỉ có những hành vi nhận hối lộ trong khu vực nhà nước mới bị xem là hành vi tham nhũng có đúng không? (Hình từ internet)
Chỉ có những hành vi nhận hối lộ trong khu vực nhà nước mới bị xem là hành vi tham nhũng có đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định các hành vi tham nhũng như sau:
Các hành vi tham nhũng
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Theo đó, những hành vi bị xem là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
- Tham ô tài sản;
- Nhận hối lộ;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Và những hành vi bị xem là hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
- Tham ô tài sản;
- Nhận hối lộ;
- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Như vậy, hành vi tham nhũng được chia làm 2 nhóm là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước và hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước. Mà một trong những hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước đó là nhận hối lộ.
Thế nên, không chỉ có những hành vi nhận hối lộ trong khu vực nhà nước mới bị xem là hành vi tham nhũng mà những hành vi nhận hối lộ trong khu vực ngoài nhà nước cũng sẽ bị xem là hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Tiêu chí đánh giá về tính chất và mức độ của vụ án tham nhũng được xác định dựa trên kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng như sau:
Tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng
Tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng được xác định dựa trên kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
1. Số lượng người có hành vi tham nhũng;
2. Vị trí, chức vụ của người có hành vi tham nhũng;
3. Lĩnh vực để xảy ra hành vi tham nhũng;
4. Mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng;
5. Giá trị tiền, tài sản bị thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra;
6. Số vụ việc, vụ án tham nhũng đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận.
Như vậy, tiêu chí đánh giá về tính chất và mức độ của vụ án tham nhũng được sẽ được xác định dựa trên kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các tiêu chí thành phần sau:
- Số lượng người có hành vi tham nhũng;
- Vị trí, chức vụ của người có hành vi tham nhũng;
- Lĩnh vực để xảy ra hành vi tham nhũng;
- Mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng;
- Giá trị tiền, tài sản bị thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra;
- Số vụ việc, vụ án tham nhũng đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?