Hành vi tạt sơn đòi nợ vào nhà người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Phạt hành chính đối với hành vi tạt sơn đòi nợ thế nào?
Hành vi tạt sơn đòi nợ vào nhà người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi tạt sơn đòi nợ có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự xã hội. Người tạt sơn đòi nợ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng.
Căn cứ tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, có quy định về tội gây rối trật tự công cộng như sau:
Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Theo đó người có hành vi tạt sơn vào nhà người khác gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm, tùy trường hợp cụ thể.
Tạt sơn đòi nợ (Hình từ Internet)
Phạt hành chính bao nhiêu tiền đối với hành vi tạt sơn đòi nợ vào nhà người khác?
Trong trường hợp hành vi tạt sơn đòi nợ vào nhà người khác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ tại điểm e khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, có quy định vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
…
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
c) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
d) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức;
đ) Tổ chức, tham gia tập trung đông người trái pháp luật tại cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước hoặc các địa điểm, khu vực cấm;
e) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu;
…
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi tạt sơn đòi nợ vào nhà người khác có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Người tạt sơn đòi nợ vào nhà người khác có buộc phải sơn lại nhà cho người bị thiệt hại không?
Cũng theo điểm a của các khoản 13, 14 Điều Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và i khoản 3 và khoản 9 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng phép bay từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 11 Điều này;
d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, e và g khoản 4 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này;
...
Theo thì người có hành vi tạt sơn đòi nợ có nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm, có thể là trong trường hợp này họ phải sơn lại nhà cho người bị thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?