Hành vi sử dụng thông tin để phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc có thể bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Sử dụng thông tin để phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong việc tiếp cận thông tin?
- Hành vi sử dụng thông tin để phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc có thể bị xử lý như thế nào?
- Hành vi sử dụng thông tin để phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Sử dụng thông tin để phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong việc tiếp cận thông tin?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Tiếp cận thông tin 2016 về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; hủy hoại thông tin; làm giả thông tin.
2. Cung cấp hoặc sử dụng thông tin để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đoàn kết, kích động bạo lực.
3. Cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
4. Cản trở, đe dọa, trù dập người yêu cầu, người cung cấp thông tin.
Theo quy định trên thì trong việc tiếp cận thông tịn thì có những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm như:
- Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; hủy hoại thông tin; làm giả thông tin.
- Cung cấp hoặc sử dụng thông tin để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đoàn kết, kích động bạo lực.
- Cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Cản trở, đe dọa, trù dập người yêu cầu, người cung cấp thông tin.
Như vậy, hành vi sử dụng thông tin để phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Người nào thực hiện hành vi trên sẽ bị xem là vi phạm pháp luật và tùy theo tính chất, mức độ có thể sẽ bị xử lý theo quy định.
Hành vi sử dụng thông tin để phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc có thể bị xử lý như thế nào theo quy định? (Hình từ internet)
Hành vi sử dụng thông tin để phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc có thể bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Tiếp cận thông tin 2016 về xử lý vi phạm như sau:
Xử lý vi phạm
1. Người nào có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Người cung cấp thông tin có một trong các hành vi quy định tại Điều 11 của Luật này mà gây thiệt hại thì cơ quan nhà nước cung cấp thông tin phải bồi thường thiệt hại, cá nhân có hành vi vi phạm có trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3. Người thực hiện quyền tiếp cận thông tin sử dụng thông tin được cung cấp gây ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người thực hiện hành vi sử dụng thông tin để phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu người cung cấp thông tin có hành vi sử dụng thông tin để phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc mà gây thiệt hại thì cơ quan nhà nước cung cấp thông tin phải bồi thường thiệt hại, cá nhân có hành vi vi phạm có trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Hành vi sử dụng thông tin để phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội phá hoại chính sách đoàn kết như sau:
Tội phá hoại chính sách đoàn kết
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội;
b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội;
d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Theo đó, nếu có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi sử dụng thông tin để phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc có thể bị truy cứu về Tội phá hoại chính sách đoàn kết.
Và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người phạm Tội phá hoại chính sách đoàn kết có thể bị xử phạt lên đến 15 năm tù.
Đồng thời, người phạm Tội phá hoại chính sách đoàn kết còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Hình sự 2015).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?