Hành vi nhận hối lộ đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm về tội nhận hối lộ như thế nào?
- Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện qua trung gian nhận tiền để làm giấy tờ đất có được xem là nhận hối lộ không?
- Hành vi nhận hối lộ đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm về tội nhận hối lộ như thế nào?
- Hành vi nhận hối lộ đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm có được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không?
Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện qua trung gian nhận tiền để làm giấy tờ đất có được xem là nhận hối lộ không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội nhận hối lộ như sau:
Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
[...]
Theo đó, nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Như vậy, trường hợp Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện qua trung gian nhận số tiền 20.000.000 đồng để làm giấy tờ đất thì được xem là nhận hối lộ có thể bị xử lý theo quy định.
Nhận hối lộ (Hình từ Internet)
Hành vi nhận hối lộ đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm về tội nhận hối lộ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội nhận hối lộ như sau:
Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
[...]
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP quy định về một số tình tiết là dấu hiệu định tội như sau:
Về một số tình tiết là dấu hiệu định tội
1. “Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” quy định tại điểm a khoản 1 các điều 353, 354, 355 và 358 của Bộ luật Hình sự là trường hợp trước đó người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tương ứng nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Nguyễn Văn A đã kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về hành vi tham ô số tiền 500.000 đồng nhưng 06 tháng sau, A lại thực hiện hành vi tham ô số tiền 1.500.000 đồng.
Trường hợp người có hành vi vi phạm đã bị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý kỷ luật, sau đó lại bị cơ quan tiến hành tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự về chính hành vi này thì việc bị xử lý kỷ luật trước đó không bị coi là “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm”.
Ví dụ: Nguyễn Văn A đã bị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản, sau đó A lại bị xem xét khởi tố về chính hành vi tham ô này thì không được áp dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm” đối với A.
[...]
Theo đó, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm là trường hợp trước đó người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tương ứng nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có hành vi nhận hối lộ bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm giấy tờ đất đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Đồng thời, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Hành vi nhận hối lộ đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm có được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
[...]
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Theo quy định nêu trên, hành vi nhận hối lộ đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm không được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Lưu ý, các tình tiết đã được quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?