Hành vi ném đá vào tàu hỏa đang chạy bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? Và bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?
- Hành vi ném đá vào tàu hỏa đang chạy bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Hành vi ném đá vào tàu hỏa đang chạy dẫn đến làm người khác bị thương nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Hành vi ném đá vào tàu hỏa đang chạy bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?
Hành vi ném đá vào tàu hỏa đang chạy bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ điểm e khoản 4, điểm a, điểm d khoản 13 và điểm a khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
e) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu;
...
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
...
d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, e và g khoản 4 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;
...
Theo đó, hành vi ném đá vào tàu hỏa đang chạy bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm thì ngoài hình thức phạt nêu trên, người này còn bị áp dụng hình phạt trục xuất.
Hành vi ném đá vào tàu hỏa (Hình từ Internet)
Hành vi ném đá vào tàu hỏa đang chạy dẫn đến làm người khác bị thương nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Theo quy định tại điểm d khoản 1, điểm a khoản 5, điểm a khoản 13 và điểm đ khoản 14 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
...
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
...
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
đ) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều này.
...
Theo quy định trên, hành vi ném đá vào tàu hỏa đang chạy dẫn đến làm người khác bị thương nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vô ý.
Và mức phạt tiền đối với hành vi nêu trên là từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi cố ý.
Đồng thời người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm.
Hành vi ném đá vào tàu hỏa đang chạy bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
...
Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
...
Như vậy, hành vi ném đá vào tàu hỏa đang chạy bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp người vi phạm cố ý làm hư hỏng phần tàu hỏa trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. Hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 nêu trên.
Hành vi cố ý ném đá vào tàu hỏa dẫn đến làm người khác bị thương sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây thương tích cho người khác với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?