Hành vi mua bán hóa đơn VAT trái phép được pháp luật quy định như thế nào? Mua bán hóa đơn dưới 50 phôi có bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật không?
Mua bán hóa đơn VAT là gì? Mua bán hóa đơn đỏ bao gồm những hành vi nào?
Hóa đơn hay còn gọi là Hóa đơn đỏ hay còn gọi là hóa đơn VAT là chứng từ ghi nhận lại tình trạng thu và chi trong một công ty sau khi được thành lập. Điều này đồng nghĩa với việc khi doanh nghiệp thu chi có hóa đơn thì cơ quan Thuế mới có dữ liệu để quản lý. Việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải xuất hóa đơn là điều được pháp luật quy định.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vì những mục đích không lành mạnh mà cần hóa đơn VAT dù không phát sinh giao dịch trên thực tế. Do đó doanh nghiệp lựa chọn cách mua hóa đơn của doanh nghiệp khác nhằm phục vụ lợi ích phát sinh khoản chi đối với cơ quan Thuế quản lý.
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC quy định mua bán hóa đơn đỏ bao gồm các hành vi sau:
Về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 164a BLHS)
3. Các hành vi quy định tại Điều 164a của BLHS được hiểu như sau:
a) In trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi tự in hóa đơn hoặc tự khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ điều kiện hoặc không đúng, không đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật; In hóa đơn giả hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả;
b) Phát hành trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi lập tờ thông báo phát hành không đầy đủ nội dung; không gửi hoặc không niêm yết tờ thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định;
c) Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm các hành vi sau đây:
c.1) Mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định;
c.2) Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo;
c.3) Mua, bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ;
c.4) Mua, bán, sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các liên của hóa đơn.
Mua bán hóa đơn đỏ bao gồm những hành vi nào? (hình từ Internet)
Hành vi mua bán hóa đơn VAT trái phép được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 203 Bộ luật hình sự 2015 quy định cụ thể như sau:
Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Như vậy, để hành vi mua bán hóa đơn cấu thành tội mua bán trái phép hóa đơn thì hành vi mua bán hóa đơn phải thuộc một trong các trong các trường hợp sau:
Dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số;
Hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số;
Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.
Hành vi mua bán hóa đơn dưới 50 phôi có bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật không?
Như đã phân tích ở trên, hành vi mua bán hóa đơn cấu thành tội mua bán trái phép hóa đơn theo Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 thì hành vi mua bán hóa đơn phải đạt số lượng từ 50 đến 100 phôi, chứng từ ghi nội dung từ 10 đến 30 số và việc thu lợi bất chính từ hành vi mua bán hóa đơn VAT từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng. Khi ấy thì đối tượng mua bán hóa đơn VAT mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, phòng ban ở công ty bạn mua hóa đơn dạng phôi là 30 hóa đơn với tổng giá trị chênh lệch là 5 triệu đồng thì chưa đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bộ phận này hoàn toàn sẽ chịu xử lý theo nội quy của công ty bạn đề ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?