Hành vi lừa dối tình cảm gây ra tổn thương tinh thần cho người khác có bị pháp luật xử phạt hay không?
Lừa dối tình cảm của người khác có bị pháp luật xử lý không?
Lừa dối tình cảm được hiểu là hành vi gian dối trong chuyện tình cảm. Điều này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, sức khỏe của người bị lừa dối.
Theo quy định hiện hành, không có bất kỳ hình thức xử phạt nào đối với tội “lừa dối tình cảm của người khác”. Ở phương diện này, pháp luật không thể can thiệp một cách trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của các cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, nếu hậu quả của việc lừa dối tình cảm của người khác gây ra những hệ lụy mà pháp luật điều chỉnh, thì vẫn có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Hành vi lừa dối tình cảm gây ra tổn thương tinh thần cho người khác có bị pháp luật xử phạt hay không?
Tội lừa dối tình cảm để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác
Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
- Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, nếu người lừa đối tình cảm có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân
Vì thông tin bạn đưa ra là chưa đầy đủ, do đó, trong trường hợp 02 bạn đã kết hôn thì hành vi có quan hệ lén lút với người khác có thể bị xử phạt hành chính như sau:
Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
+ Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
+ Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ
Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại
Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Nhìn chung, tình cảm thuộc phạm trù mà pháp luật không thể can thiệp sâu. Do đó, đối với trường hợp của bạn, nếu có hậu quả xảy ra theo như những quy định nêu trên, thì người lừa dối tình cảm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Nhưng nếu, đó đơn thuần chỉ gây ra tổn thất về tình cảm, tinh thần của bạn, thì sẽ không vi phạm pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?