Hành vi không thực tập phương án chữa cháy sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt như thế nào?
Yêu cầu và nội dung cơ bản của phương án chữa cháy là gì?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về phương án chữa cháy như sau:
Phương án chữa cháy
1. Các loại phương án chữa cháy:
a) Phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC 17);
b) Phương án chữa cháy của cơ quan Công an (Mẫu số PC 18).
2. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:
a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;
b) Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;
c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy;
d) Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và được cấp có thẩm quyền phê duyệt lại khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
...
Theo đó, có hai loại phương án chữa cháy là phương án chữa cháy của cơ sở và phương án chữa cháy của cơ quan Công an.
Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và bao gồm nội dung cơ bản được quy định tại khoản 2 Điều 19 nêu trên.
Phương án chữa cháy (Hình từ Internet)
Ai là người có trách nhiệm xây dựng và phối hợp xây dựng phương án chữa cháy?
Căn cứ khoản 3 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về phương án chữa cháy như sau:
Phương án chữa cháy
...
3. Trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy và phối hợp xây dựng phương án chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở đối với khu dân cư, cơ sở, phương tiện sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản lý (Mẫu số PC 17);
b) Trưởng Công an cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC 18);
c) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, phương án chữa cháy cần huy động lực lượng Công an, Quân đội, cơ quan, tổ chức đóng ở địa phương và lực lượng Công an của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Mẫu số PC18).
Khi xây dựng phương án chữa cháy, cơ quan Công an phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao về thời gian xây dựng phương án và những yêu cầu cần thiết cho việc xây dựng phương án.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao, người đứng đầu cơ sở quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này có trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết liên quan tới việc xây dựng phương án chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan Công an, bố trí người tham gia và bảo đảm các điều kiện phục vụ xây dựng phương án chữa cháy.
Theo đó, trách nhiệm xây dựng và phối hợp xây dựng phương án chữa cháy thuộc về các đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều 19 nêu trên.
Hành vi không thực tập phương án chữa cháy sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 41 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ như sau:
Vi phạm quy định về phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ
...
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xây dựng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ;
b) Không tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật;
c) Không bố trí lực lượng, phương tiện thuộc phạm vi quản lý tham gia thực tập phương án chữa cháy khi được người có thẩm quyền huy động.
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, hành vi không thực tập phương án chữa cháy sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm và từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?