Hành vi không dùng găng tay để tiếp xúc với thức ăn chín có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền? Ai phải chịu trách nhiệm chi trả chi phí tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm?

Em muốn hỏi hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định như thế nào? Em muốn tự đặt ra các quy định, biện pháp về an toàn thực phẩm đối với nơi kinh doanh của mình thì có được không? Em là người kinh doanh nem chua rán tại cổng trường tiểu học X. Trong quá trình chế biến thực ăn, em nhiều lần dùng tay trực tiếp cầm nem chua đã rán chín đưa cho khách. Hành vi này của em có vi phạm hay không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào?

Cá nhân kinh doanh thực phẩm có quyền tự đặt ra các biện pháp kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi kinh doanh của mình không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định các quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm bao gồm:

"Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các quyền sau đây:
a) Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
c) Lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra an toàn thực phẩm; lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm nhập khẩu;
d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật."

Theo đó, cá nhân kinh doanh thực phẩm có quyền quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi kinh doanh của mình và vẫn đảm bảo các biện pháp trên đáp ứng các yêu cầu luật định.

An toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm

Hành vi không dùng găng tay để tiếp xúc với thức ăn chín có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố như sau:

"Điều 16. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn;
b) Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
c) Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Người trực tiếp chế biến thức ăn mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp;
c) Sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định của pháp luật để chế biến thức ăn;
d) Sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;
đ) Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh thức ăn đường phố, trừ các hành vi quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này."

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có hành vi không đeo găng tay mà trực tiếp dùng tay để cầm, nắm nem chua sau khi rán để đưa cho khách. Như vậy, hành vi này có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 16 nói trên với mức phạt tiền từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng.

Trường hợp tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm thì ai phải chịu trách nhiệm chi trả?

Căn cứ Điều 48 Luật An toàn thực phẩm 2015 có quy định như sau:

"Điều 48. Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm
1. Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm để kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm do cơ quan quyết định việc kiểm tra, thanh tra chi trả.
2. Căn cứ kết quả kiểm nghiệm, cơ quan ra quyết định kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm kết luận tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân đó phải hoàn trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm cho cơ quan kiểm tra, thanh tra.
3. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm phải tự chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm.
4. Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm trong tranh chấp, khiếu nại về an toàn thực phẩm do người khởi kiện, khiếu nại chi trả. Trường hợp kết quả kiểm nghiệm khẳng định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân đó phải hoàn trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tranh chấp cho người khởi kiện, khiếu nại."

Theo đó, chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm để kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm có thể do cơ quan quyết định việc kiểm tra, thanh tra chi trả hoặc do chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm chi trả.

Trong trường hợp của bạn, nếu xác định bạn có hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thì chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm sẽ do bạn có trách nhiệm chi trả.

An toàn thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm đối với cá nhân là mẫu nào theo quy định?
Pháp luật
Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có nhiệm vụ gì trong việc tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ?
Pháp luật
Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm có thể đi tù đến 20 năm hay không? Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Giáo dục và phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm có phải là biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm hay không?
Pháp luật
Môi trường kinh doanh thực phẩm là đối tượng phải phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm đúng không?
Pháp luật
Nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm với mục đích gì? Nội dung thực hiện giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm là gì?
Pháp luật
Thức ăn đường phố là gì? Nơi bày bán thức ăn đường phố phải đảm bảo điều kiện gì về an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Có cần cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi kinh doanh dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn thực phẩm
3,908 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn thực phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào