Hành vi hạn chế cạnh tranh là gì? Luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh khác với quy định của Luật Cạnh tranh 2018 thì áp dụng Luật nào?
Hành vi hạn chế cạnh tranh là gì?
Hành vi hạn chế cạnh tranh được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:
Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.
Như vậy, hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.
Hành vi hạn chế cạnh tranh là gì? (Hình từ Internet)
Luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh khác với quy định của Luật Cạnh tranh 2018 thì áp dụng Luật nào?
Luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh khác với quy định của Luật Cạnh tranh 2018 thì áp dụng Luật nào thì căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:
Áp dụng pháp luật về cạnh tranh
1. Luật này điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật này.
2. Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó.
Như vậy, Luật Cạnh tranh 2018 điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật này.
Luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh khác với quy định của Luật Cạnh tranh 2018 thì áp dụng quy định của luật đó.
Đối với hành vi tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Đối với hành vi tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 25 Nghị định 75/2019/NĐ-CP như sau:
Hành vi cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác có hiệu lực thi hành;
b) Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm;
c) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính công khai.
Và căn cứ theo khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP như sau:
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh
...
7. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
8. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.
Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt xác định theo quy định tại khoản này được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng không quá 15% mức trung bình của khung hình phạt.
Theo đó, đối với hành vi tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000.
Bênh cạnh đó, doanh nghiệp này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác có hiệu lực thi hành;
Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương và buộc cải chính công khai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?