Hành vi gây rối trật tự tại trụ sở tiếp công dân, trụ sở ủy ban nhân dân bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Xử lý như thế nào đối với hành vi gây rối trật tự tại trụ sở tiếp công dân, trụ sở ủy ban nhân dân?
- Thủ tục xử lý hành vi gây rối trật tự tại trụ sở tiếp công dân, trụ sở ủy ban nhân dân như thế nào?
- Nếu công dân có hành vi gây rối trật tự tại trụ sở tiếp công dân, trụ sở ủy ban nhân dân nhiều lần trong năm thì xử lý như thế nào?
Xử lý như thế nào đối với hành vi gây rối trật tự tại trụ sở tiếp công dân, trụ sở ủy ban nhân dân?
Căn cứ điểm d khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
"Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
d) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức."
Trên đây là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 4 Nghị định này).
Như vậy, khi công dân có hành vi gây rối trật tự tại trụ sở tiếp công dân, trụ sở ủy ban nhân dân thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, còn tổ chức thì sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm này.
Xử lý như thế nào đối với hành vi gây rối trật tự tại trụ sở tiếp công dân, trụ sở ủy ban nhân dân 06 tháng một lần?
Thủ tục xử lý hành vi gây rối trật tự tại trụ sở tiếp công dân, trụ sở ủy ban nhân dân như thế nào?
Căn cứ Điều 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62 và Điều 67 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thủ tục xử lý vi phạm hành chính hành vi gây rối trật tự tại trụ sở tiếp công dân, trụ sở ủy ban nhân dân được tiến hành cụ thể như sau:
- Lập biên bản vi phạm hành chính;
- Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính;
- Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt;
- Giải trình;
- Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Cưỡng chế.
Nếu công dân có hành vi gây rối trật tự tại trụ sở tiếp công dân, trụ sở ủy ban nhân dân nhiều lần trong năm thì xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:
"Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính."
Căn cứ Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tôi quấy rối trật tự công cộng như sau:
"Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm."
Theo đó trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được xem là chưa bị xử phạt hành chính. Ngược lại nếu vi phạm trong thời hạn 01 năm này thì vẫn tính là đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Khi đó đã đủ yếu tố để có thể tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 318 nêu trên.
Như vậy, công dân lợi dụng việc khiếu nại tố cáo gây rối tại trụ sở tiếp công dân, trụ sở ủy ban nhân dân thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo thủ tục như trên đã đề cập. Và như bạn đề cập, nếu trong vòng 1 năm mà họ vi phạm một lần thì bạn có thể chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?