Hành vi chửi rủa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng có vi phạm pháp luật không? Ai có trách nhiệm xử lý vi phạm này?

Tôi có tham gia bình luận vào một bài viết trên Facebook và bị một tài khoản lạ bình luận chửi rủa, xúc phạm nặng nề đến danh dự và nhân phẩm của tôi. Vậy hành vi đó có được xem là vi phạm pháp luật không? Nếu có thì ai có trách nhiệm xử lý vi phạm này và xử lý bằng những biện pháp nào?

Thông tin trên mạng có nội dung làm nhục, vu khống

Thông tin trên mạng có nội dung làm nhục, vu khống

Thông tin trên mạng có nội dung làm nhục, vu khống

Khoản 3 Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 quy định về những trường hợp được xem là thông tin có nội dung làm nhục, vu khống trên không gian mạng gồm:

“Điều 16. Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
...
3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:
a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
...”

Do đó, bạn cần chứng minh được những bình luận đó có nội dung xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của mình thì mới thuộc trường hợp thông tin có nội dung làm nhục, vu khống trên không gian mạng.

Trách nhiệm xử lý vi phạm về an ninh mạng  

Theo đó, khi có nội dung vi phạm khoản 3 Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 nêu trên, các chủ thể dưới đây sẽ có trách nhiệm tham gia xử lý, cụ thể được quy định tại khoản 6, 7, 8, 9 Điều 16 Luật An ninh mạng 2018:

- Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.

- Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại các điểm h, i và l khoản 1 Điều 5 của Luật này để xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng và chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

- Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.”

Mỗi cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp xử lý tương ứng, phù hợp với chức năng và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

Biện pháp bảo vệ an ninh mạng

Các biện pháp bảo vệ an ninh mạng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật An ninh mạng 2018 bao gồm:

- Thẩm định an ninh mạng;

- Đánh giá điều kiện an ninh mạng;

 - Kiểm tra an ninh mạng;

- Giám sát an ninh mạng;

- Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;

- Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng;

- Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng;

- Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật;

- Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng;

- Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;

- Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;

- Biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp bảo vệ an ninh mạng nói trên sẽ được Chính phủ quy định, trừ biện pháp khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy, với trường hợp của bạn, khi bạn chứng minh được những bình luận trên mạng dùng lời lẽ, hình ảnh mang tính xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của bạn thì những nội dung đó đã vi phạm Luật An ninh mạng 2018. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền liên quan sẽ tham gia xử lý bằng các biện pháp bảo vệ an ninh mạng; đồng thời cá nhân có những bình luận xúc phạm bạn cũng sẽ phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.


An ninh mạng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH MẠNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khủng bố mạng là gì? Vô hiệu hóa nguồn Internet có phải là biện pháp phòng, chống khủng bố mạng hay không?
Pháp luật
Khi có thay đổi hiện trạng hệ thống thông tin thì có cần kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia hay không?
Pháp luật
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có phải thành lập Đoàn kiểm tra khi kiểm tra an ninh mạng hay không?
Pháp luật
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng sẽ gửi văn bản đề nghị chủ quản hệ thống thông tin tạm ngừng tiến hành kiểm tra an ninh mạng khi nào?
Pháp luật
Chủ quản hệ thống thông tin của tổ chức không thuộc Danh mục HTTT quan trọng về an ninh quốc gia có được thông báo trước việc kiểm tra an ninh mạng?
Pháp luật
Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia có trách nhiệm kiểm tra an ninh mạng trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Việc kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức không thuộc Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia thì sẽ được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng sẽ thông báo kết quả kiểm tra an ninh mạng trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Kiểm tra an ninh mạng đột xuất đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia có phải thông báo trước hay không?
Pháp luật
Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thực hiện trong những trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An ninh mạng
1,684 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An ninh mạng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào